Sử dụng thạch tín chữa bệnh hen phế quản, bệnh nhân 66 tuổi bị ung thư da trầm trọng

Tin y tế 02/05/2023 09:36

Khi đến khám bệnh, các vết đốm trên da đã dày sừng, đau nhức, phát hiện ung thư da do nhiễm độc thạch tín.

Theo thông tin từ VnExpress, người này đau nhức nhẹ ở lòng bàn tay, nhiều đốm nâu vùng ngực, bụng, nhiều năm qua dùng thạch tín (Arsen) để trị hen. Đốm nâu tăng dần kích thước trong mấy năm nay. Bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư biểu mô tế bào vảy vùng ngực, bụng, trên tiền sử dùng thạch tín. Ông được phẫu thuật loại bỏ ung thư, hiện sức khỏe ổn định.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Quang, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương thông tin trên VnExpress, cho biết thời gian qua bệnh viện liên tiếp nhận một số trường hợp ung thư biểu mô tế bảo vảy thể tại chỗ (Đa Bowen) trên bệnh nhân có tiền sử dùng thạch tín lâu năm, như người đàn ông trên.

Sử dụng thạch tín chữa bệnh hen phế quản, bệnh nhân 66 tuổi bị ung thư da trầm trọng - Ảnh 1

Hình ảnh dày sừng điểm lòng bàn tay. Ảnh: VnExpress

"Nhiều người sử dụng thạch tín hoặc thuốc có lẫn thành phần thạch tín (một chất gây độc) để chữa hen phế quản, vảy nến; một số người nhiễm độc do sống trong vùng ô nhiễm, sử dụng nguồn nước giếng khoan nhiễm thạch tín lâu ngày", bác sĩ Quang cho biết.

Nhiễm độc Arsen (thạch tín) mạn tính là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh Bowen. Các dấu hiệu nhiễm độc thể hiện trên da là các điểm dày sừng lòng bàn tay hoặc chân, vết nâu đỏ, sẩn dày sừng rải rác và ở vùng da hở. Các triệu chứng này được gọi là biểu hiện tiền ung thư. Bệnh nhân cần khám định kỳ để theo dõi, phát hiện và điều trị dự phòng sớm ung thư.

"Thạch tín là một chất gây độc cho cơ thể, tuy nhiên chưa được quản lý chặt chẽ, người dân cũng không đủ kiến thức về chất độc này nên dùng để trị bệnh, hậu quả đáng tiếc", bác sĩ Quang nói.

Theo TTXVN, hen phế quản là một bệnh viêm đường hô hấp mạn tính, được khởi phát bởi các yếu tố kích thích (thường là tác nhân dị ứng). Hen phế quản không lây lan từ người này sang người khác. Bệnh liên quan đến cơ địa của bệnh nhân cũng như có tính chất di truyền.

Dưới đây là những cách kiểm soát cơn hen phế quản, theo TTXVN:

Sử dụng thạch tín chữa bệnh hen phế quản, bệnh nhân 66 tuổi bị ung thư da trầm trọng - Ảnh 2
Phòng và kiểm soát cơn hen phế quản. Ảnh: TTXVN 

 

Kết quả giải trình gen mới nhất về COVID-19: Không thay đổi về các biến chủng

Hầu hết các mẫu phân lập ở những người nhiễm COVID-19 phân tích hiện nay là biến chủng XBB.

TIN MỚI NHẤT