Khi nhận ra những bất thường của cơ thể, nữ sinh này đi khám mới biết mắc bệnh lây qua đường tình dục: Sùi mào gà.
- Phát hiện sai phạm trong 3 công ty dược, Bộ Y tế ngừng cấp phép, ngừng nhập thuốc chưa rõ thời hạn
- Vaccine ung thư và bệnh tim sẽ được ‘trình làng’ vào năm 2030
Theo Báo Dân Trí, khoảng 3 tháng trước, nữ sinh V.T.P., 16 tuổi (học sinh khối 10 tại một trường THPT ở Hà Nội) đã giấu gia đình quen biết và phát sinh quan hệ với bạn trai qua mạng hơn nữ sinh 10 tuổi.
Sau một tháng từ ngày quan hệ mà không sử dụng bất cứ phương pháp bảo vệ nào, P. phát hiện vùng kín xuất hiện vài nốt mụn nhỏ. Ban đầu P. chỉ nghĩ do mình bị viêm da nên ra hiệu thuốc gần nhà mua kháng sinh về uống. Tuy nhiên các "nốt mụn" không những không mất đi mà còn lan ra nhiều hơn, thậm chí khiến P. khó khăn trong việc tiểu tiện.
Lúc này, nhận ra sự nghiêm trọng của bệnh, P. mới dám thú nhận với mẹ và được mẹ dẫn đi khám.
Trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân, ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành - Chuyên gia da liễu phát hiện P. có nhiều tổn thương sẩn mềm, màu da, hồng, đường kính khoảng vài milimet, có một vài tổn thương hợp lại thành mảng lớn tại bộ phận sinh dục cản trở đường tiểu của bệnh nhân. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân đã mắc bệnh sùi mào gà.
Theo chuyên gia này, bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi Human Papilloma Virus (HPV), có hơn 100 type HPV đã được xác định trong đó có 30-40 type gây bệnh lý lây qua đường tình dục.
Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh sùi mào gà ở nữ đang có xu hướng gia tăng. Theo thống kê vào năm 2018, nữ giới mắc bệnh sùi mào gà tăng nhanh gấp 2 lần so với nam giới, chủ yếu là do nữ giới không tự phòng tránh được mầm bệnh khi quan hệ.
Theo Medlatec, HPV gây sùi mào gà ủ bệnh trong cơ thể khoảng 1 - 9 tháng biểu hiện bệnh là sự xuất hiện các nốt sùi nhỏ,có cuống, mềm và không ngứa, không đau. Nốt sùi thường khu trú ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, họng, lưỡi, miệng,... Theo thời gian, nếu không được điều trị, nốt sùi sẽ tăng kích thước và số lượng, liên kết thành các mảng to có hình giống hoa súp lơ, chảy dịch có mùi hôi. Nốt sùi có màu khá tương đồng với màu da, một số trường hợp có màu xám đen, nâu, sẫm; sờ vào cảm thấy hơi sần sùi; mịn và phẳng.
Bị sùi mào gà có mang thai được không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Về mặt lý thuyết thì bị sùi mào gà vẫn mang thai được. Tuy nhiên, không có bác sĩ nào khuyên bệnh nhân đang bị sùi mào gà mà có thai ngay, có 2 lý do: thứ nhất là khi bị sùi mào gà sẽ lây cho chồng khi quan hệ tình dục; thứ hai là cần điều trị dứt điểm sùi mào gà (đốt sùi mào gà) và theo dõi trong vòng ít nhất 6 tháng nếu không có tái phát trước khi mang thai.
Nếu chẳng may bị sùi mào gà khi mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý tìm cách điều trị và không nên thực hiện những việc sau:
- Dùng bất cứ vật gì chọc vào khối sùi.
- Mua và sử dụng kem bôi chứa steroid.
- Loại bỏ nốt sùi mào gà bằng nước đá.
- Tìm cách lột da hay cắt bỏ nốt sùi.
Cũng theo Medlatec, Nếu nốt sùi trong âm đạo hoặc ở âm hộ có kích thước to đến mức có thể gây cản trở trong quá trình sinh thường thì bác sĩ sẽ tìm cách loại bỏ nó trước khi thai phụ sinh con. Các phương pháp trị sùi mào gà cho thai phụ thường là:
- Nitơ lỏng đóng băng nốt sùi mào gà: áp dụng cho các trường hợp bị sùi mào gà không nặng quá, tương đối an toàn nhưng sẽ người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn trong quá trình điều trị.
- Phẫu thuật loại bỏ nốt sùi: dùng laser đốt cháy nốt sùi với những trường hợp nhiễm virus nặng. Tia laser có khả năng xâm nhập vào sâu trong âm đạo để tiêu diệt virus. Quá trình điều trị được thực hiện trong khoảng một giờ, thực hiện khoảng ba lần, khoảng cách giữa mỗi lần điều trị là 2 - 3 tuần.
- Đốt laser loại bỏ sùi mào gà không có nghĩa là bệnh sẽ không tái phát vì virus không được tiêu diệt hoàn toàn, do vẫn còn trong cơ thể nên khi sức đề kháng kém, HPV sẽ gây sùi mào gà vào bất kỳ lúc nào. Do đó, sau điều trị đốt nốt sùi, người bệnh vẫn cần theo dõi và điều trị cho đến khi virus bị tiêu diệt hoàn toàn kết hợp với việc duy trì đời sống sinh hoạt lành mạnh.
Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là virus HPV. Virus này thường lây truyền qua đường tình dục qua tiếp xúc da - da, niêm mạc, dương vật, hầu họng, âm đạo, tử cung, hậu môn của người mang mầm bệnh. Tuy nhiên, virus HPV có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin. Vì thế, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ mình.