Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa tiếp nhận và điều trị cho trường hợp một người phụ nữ quê ở Bạc Liêu bị vỡ mạch máu não trong lúc karaoke.
- Rửa mắt bằng lá trầu không, bé gái 6 tuổi suýt bị mù
- 5 điều chưa biết về bệnh đậu mùa khỉ: Trẻ em, phụ nữ có thai và người yếu dễ bị nặng
Mới đây, trang trang page chính thức của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ ngày 2/6 đã chia sẻ bài viết liên quan đến trường hợp một người phụ nữ quê ở Bạc Liêu bị vỡ mạch máu não trong lúc karaoke.
Theo đó, N.T.V (66 tuổi) có tiền sử bị tăng huyết áp, khoảng hơn 1 năm nay bà thường bị choáng váng, có uống thuốc tăng huyết áp nhưng không tuân thủ “tăng thì uống, xuống thì ngưng”, đến gần đây trong một lần hát karaoke thì xảy ra chuyện hết sức hy hữu: đau đầu dữ dội được bác sĩ chẩn đoán là vỡ mạch máu não.
Sau khi có triệu chứng đau đầu đột ngột, bà V. đã được gia đình đưa vào một bệnh viện địa phương điều trị 3 ngày, tuy nhiên tình trạng đau đầu không giảm mà còn tăng thêm. Bà V. tự nhận thấy bệnh tình mình nặng dần nên xin xuất viện, và gia đình đưa bà đến Bệnh viện S.I.S Cần Thơ.
Theo bà V. trên đường đến bệnh viện, bà bị nôn ói nhiều, kèm đau đầu dữ dội hơn 2 ngày trước đó. Vào viện, bà V. được các bác sĩ khám và chụp CT tìm nguyên nhân, kết quả CT ghi nhận bà V. bị xuất huyết khoang dưới nhện do vỡ phình mạch máu não.
Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn quyết định phẫu thuật, để kịp thời xử trí giúp bà V. thoát cơn nguy hiểm đe dọa tính mạng.
BS.CKI Nguyễn Quang Hưng – Trưởng đơn vị Ngoại Thần kinh Bệnh viện S.I.S Cần Thơ – Người trực tiếp mổ cho bà V. cho biết: "Ở bệnh nhân này có thể nói là cực kỳ may mắn, rất có thể ở điểm mạch máu bị vỡ có lớp xơ vữa quá dày nên có thể tự cầm máu được tạm thời nên bệnh nhân mới có cơ hội đến bệnh viện S.I.S Cần Thơ sau 3 ngày bị vỡ.
Đối với một túi phình có kích thước lớn, cổ rộng, máu chảy nhiều gây chèn ép não, khi can thiệp nội mạch DSA gặp khó khăn như trường hợp này, chúng tôi có thể phẫu thuật kẹp cổ túi phình cầm máu đồng thời lấy máu tụ đã chảy ra xung quanh túi phình, và điều quan trọng là phải bảo tồn được các mạch máu bình thường xung quanh…”.
Sau 5 ngày mổ, sức khỏe bà V. đã ổn định, phục hồi tốt, bớt đau đầu, không yếu liệt, bà V. nhớ lại: "Tôi ở nhà nuôi ông xã bệnh, chồng tôi cũng thích tôi ca nên cũng bắt ca cho ổng đỡ buồn, đam mê nên đi đám tiệc cũng đăng ký tiết mục văn nghệ. Bữa đó hát ca cổ, hát chưa hết câu 1 nữa tôi nghe trong đầu tôi nổ một cái bụp giống hệt như đập trái dừa khô, xong là tối sầm luôn…”.
Bác sĩ Hưng đánh giá túi phình của bà V. có thể có ít nhất là 1 năm trước đó, bởi kích thước của túi phình rất lớn, chính vì vậy khi bệnh nhân hát có thể đã gắng sức ở những khúc lên cao trào dẫn đến huyết áp tăng lên, khiến lưu lượng máu dồn lên quá nhiều quá giới hạn của túi phình khiến túi phình bị bể.
Hiện sức khỏe của bà V. sau mổ ổn định, không xuất huyết trở lại, không động kinh, không yếu liệt tay chân và đã được xuất viện. Theo các bác sĩ, bà V. cần tái khám định kỳ để các bác sĩ chuyên khoa để đánh giá lại xem có tái phát túi phình hay không, có thừa cổ hay không…
Qua trường hợp này, bác sĩ Hưng cũng khuyến cáo, ở những bệnh nhân tuổi trung niên có tăng huyết áp, đau đầu, sụp mi, cứng gáy… cần nên đi tầm soát phình mạch máu não ít nhất một lần bằng MRI mà tối ưu nhất là MRI 3 Tesla như hiện có tại Bệnh viện S.I.S Cần Thơ, đặc biệt là không cần tiêm thuốc tương phản khi chụp.
Nguồn ảnh: Webside Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ