Ngay sau khi uống nhầm loại nước trái cây này, 7 người trong nhà hàng đã phải nhập viện rửa sạch ruột.
- Dịch COVID-19 năm 2023: Chuyên gia cảnh báo đại dịch chưa kết thúc, biến thể Omicron tiếp tục lây lan mạnh
- Tám năm sống chung với khối u ác tính, người phụ nữ tưởng chừng phải cắt bỏ chân
Theo thông tin từ Zing News, nhóm người đang ăn uống thì được nữ phục vụ mang đến bàn một chai nước, và họ nghĩ đó là nước ép. Sau khi uống ngụm đầu tiên, một người phụ nữ cảm nhận rằng nó có vị đắng trước khi tất cả họ nếm thử. “Tôi nhấp một ngụm rồi nuốt xuống. Cổ họng tôi cảm thấy rất khó chịu ngay lập tức”.
Sau đó, nhà hàng thông báo với họ rằng một người phục vụ thị lực kém đã đọc nhầm chữ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Bảy người sau đó đã phải đi thông dạ dày.
Theo Sohu, bao bì của nhiều loại nước lau sàn tại Trung Quốc thường có tiếng nước ngoài như tiếng Anh và tiếng Nhật. Một số người không hiểu những ngôn ngữ này có thể dễ dàng nhầm lẫn với một loại sản phẩm khác.
“Nó thực sự trông giống đồ uống. Tôi từng nhìn thấy một loại trong siêu thị ở khu phố của mình, hầu như không có bất kỳ ký tự tiếng Trung nào trên bao bì”, một người dùng Douyin bình luận.
Tình trạng này từng xảy ra với một học sinh. Em đã phải đi cấp cứu trong tình trạng nôn mửa, xây xẩm do uống nhầm dung dịch tẩy rửa sàn nhà. Theo chị M., phụ huynh của P., cho biết: “Tôi thường ép nước trái cây cho vào chai nhựa để con mang đi học. Cách đây một tuần tôi mua dung dịch vệ sinh sàn nhà trong chai lớn (một loại màu xanh lá và một loại có màu hồng dâu) và chiết ra những chai nước suối nhỏ để dễ sử dụng. Không hiểu sao sáng nay cháu lại mang nhầm chai nước tẩy sàn nhà, cũng may nhà trường phát hiện và cấp cứu kịp thời”.
Theo Sức khỏe và đời sống, trước một người có biểu hiện ngộ độc, nếu còn tỉnh táo cần làm cho chất độc lẫn trong thức ăn đào thải ra ngoài càng nhanh càng tốt, bằng cách dùng hai ngón tay để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm pon đưa vào gốc lưỡi (cẩn thận tránh làm xây sát miệng) để gây nôn. Khi bệnh nhân nôn, để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi.
Trong trường hợp nếu biết chất độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu, thuốc chuột... thì không nên gây nôn vì gây nôn sẽ có thể làm bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang nôn mà nhanh chóng cho nạn nhân uống than hoạt tính 20-30g nếu là người lớn, 5-10g đối với trẻ em. Than hoạt tính có tác dụng gắn giữ các chất độc không cho thấm vào máu.
Tiếp đó cho sulfate magnesium, sorbitol để tống chất độc và than hoạt qua đường phân. Phải cho bệnh nhân uống nhiều nước để than hoạt dễ dàng đi ra ngoài. Lúc này bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng, nên cần bù nước và điện giải cho bệnh nhân bằng cách cho uống dung dịch oresol hoặc nước cháo, nước cam, nước dừa, nhất là sau mỗi lần nôn hay đi ngoài. Tiếp tục cho bệnh nhân ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu, nếu là trẻ nhỏ thì vẫn cho trẻ bú như bình thường. Nếu thấy bệnh nhân mất nước nặng, ly bì, sốt cao, hay phân có máu thì phải đưa đến bệnh viện để được truyền và điều trị kịp thời.