Ngày 26/1, đã có số liệu cụ thể về những ca mắc mới trong ngày tại Trung Quốc, tình trạng ở Việt Nam cũng tăng lên ở mức độ nhẹ.
- Tám năm sống chung với khối u ác tính, người phụ nữ tưởng chừng phải cắt bỏ chân
- Tết Nguyên đán 2023: Số ca nhập viện do tai nạn giao thông, pháo nổ tăng, 2.500 em bé chào đời và 31.844 bệnh nhân xuất viện về nhà ăn Tết
Theo Thanh Niên, trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) cho biết số ca mắc mới trong ngày đạt đỉnh là hơn 7 triệu ca, trong khi số trường hợp tử vong đạt đỉnh là hơn 4.000 ca.
Vào ngày đạt đỉnh dịch (22.12.2022) trong đợt bùng dịch mới nhất sau khi Bắc Kinh dỡ bỏ chính sách zero Covid, nước này xác nhận hơn 7 triệu ca mới trong vòng 24 giờ. Còn vào ngày tử vong đạt đỉnh, rơi vào ngày 4.1, Trung Quốc cho hay đã có 4.273 trường hợp qua đời vì Covid-19 tại bệnh viện.
Hiện số ca bệnh nặng cũng giảm 72% so với thời điểm đạt đỉnh hồi đầu tháng là 15.000 ca hôm 22.1, trong khi số trường hợp tử vong theo ngày ở bệnh viện giảm 79% so với thời đỉnh dịch, với 896 ca.
Những con số này được công bố trên website của CCDC tối 25.1 sau khi một nhà khoa học uy tín của chính phủ Trung Quốc cuối tuần rồi cho biết 80% dân số 1,4 tỉ người của nước này đã bị nhiễm bệnh.
Dựa trên thông tin này, khó có khả năng tái bùng dịch lớn trong vòng 2 đến 3 tháng nữa ở Trung Quốc, theo Reuters dẫn nhận xét của giới chuyên gia.
Trước đó, Trung Quốc ngày 14.1 cho biết nước này đã ghi nhận gần 60.000 ca tử vong vì Covid-19 trong chưa đến 1 tháng.
Số ca tử vong được chính thức công nhận không bao gồm những người chết tại nhà.
Cũng theo Báo Sức khỏe và đời sống, bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 25/1, tức mùng 4 Tết Quý Mão của Bộ Y tế cho thấy có 9 ca mắc mới COVID-19, tiếp tục tăng so với ngày trước đó.
Hiện có 4 bệnh nhân nặng đang thở oxy. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.348 ca nhiễm, đứng thứ 13/230quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.482 ca nhiễm).
Công tác khám chữa bệnh tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế TP.HCM trong 24 giờ qua ổn định, các bệnh viện vẫn duy trì công tác thường trực 24/24; đảm bảo công tác thường trực cấp cứu sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp người bệnh đến khám chữa bệnh, cấp cứu và thu dung, điều trị Covid-19.
P.HCM vẫn duy trì 43 điểm tiêm vắc xin Covid-19 cố định tại các trung tâm y tế và bệnh viện quận, huyện, TP.Thủ Đức để tiêm vắc xin cho người dân.
Trong ngày mùng 3 tết, TP.HCM đã vận động, thuyết phục và có 33 người trên 18 tuổi đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin Covid-19.
Tuy nhiên, ngành y tế vẫn luôn luôn đảm bảo nhân sự sẵn sàng trực tại các điểm tiêm để tiêm vắc xin cho người dân trong các ngày nghỉ Tết Nguyên đán.
Theo Sở Y tế, TP.HCM duy trì hệ thống giám sát, quản lý dữ liệu, báo cáo bệnh truyền nhiễm. Triển khai giám sát lưu hành biến chủng của SARS-CoV-2; giám sát lưu hành kháng thể kháng SARS-CoV-2, lấy mẫu tại một số bệnh viện.
TP.HCM tiếp tục triển khai tổ chức tháng cao điểm tiêm vắc xin phòng Covid-19 xuyên Tết Quý Mão 2023 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và chỉ đạo của UBND TP.HCM với 45 điểm. Giám sát hoạt động tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại một số địa phương.