Cuộc họp lần thứ 5 của EC IHR Mpox bàn về dịch đậu mùa khỉ dự kiến diễn ra một ngày sau đó.
- Người nhà từ chối xét nghiệm, bác bỏ thông tin cháu bé nhập viện do ăn kẹo tẩm ma túy
- Nâng cấp ‘vòng 1’ bằng hình thức 'trả góp', người phụ nữ gặp biến chứng nặng, suýt hoại tử
Theo đó, ủy ban về đậu mùa khỉ có trách nhiệm tư vấn cho Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus về việc liệu đợt bùng phát dịch bệnh này ở nhiều quốc gia có còn cấu thành Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) hay không.
Ủy ban cũng sẽ xem xét các khuyến nghị tạm thời được ban hành cho WHO và các quốc gia thành viên.
"Tuyên bố của EC (IHR Mpox), sau khi được ban hành, sẽ được chia sẻ với giới truyền thông" - WHO cho biết.
Cuộc họp đầu tiên của EC IHR Mpox được triệu tập bởi Tổng Giám đốc WHO vào ngày 23-6-2022, sau sự gia tăng lây truyền mạnh mẽ của đậu mùa khỉ tại các quốc gia chưa từng lưu hành dịch bệnh này.
Vào thời điểm đó, lời khuyên của EC IHR Mpox là sự kiện này không cấu thành một PHEIC.
Tuy nhiên đến cuộc họp lần thứ 2 vào ngày 21-7-2022, ủy ban này đã không đạt được sự đồng thuận để đi đến lời khuyên thống nhất cho Tổng Giám đốc WHO.
Xét trên tình hình dịch bệnh được báo cáo từ các quốc gia và vùng lãnh thổ, ông Tedros đã quyết định tuyên bố đậu mùa khỉ là một PHEIC trong cuộc.
Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định duy trì mức cảnh báo cao nhất về bệnh đậu mùa khỉ, tiếp tục coi đây là "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế".
WHO đưa ra mức cảnh báo nêu trên lần đầu vào tháng 7/2022 và tiếp tục nhắc lại cảnh báo này hồi tháng 11/2022. Tháng 12/2022, khi số bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ giảm hơn 90%, WHO từng dự kiến có thể chấm dứt tình trạng khẩn cấp trong năm 2023. Ðến hết năm 2022, hơn 82.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được ghi nhận tại 110 quốc gia.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) hy vọng chiến dịch tiêm phòng Covid-19 sẽ được triển khai hằng năm, như tiêm phòng cúm. Người đứng đầu bộ phận phụ trách chiến lược vaccine của EMA cho rằng, hiện nay SARS-CoV-2 gây Covid-19 chưa được coi là virus gây bệnh theo mùa, nhưng đây có thể là xu hướng dịch bệnh trong tương lai. Số ca mắc và chết vì Covid-19 đã giảm, song virus vẫn lây lan và cần cách tiếp cận có chiến lược trước nguy cơ xuất hiện các biến thể mới.
Từ tháng 5 đến nay, bệnh đậu mùa khỉ tăng liên tục cả về số ca lẫn số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca bệnh. Đến ngày 30/7, WHO ghi nhận trên 21.000 ca mắc tại 78 quốc gia, trong đó có 7 trường hợp tử vong (gồm hai trường hợp có kèm bệnh nền tử vong tại Brazil và Tây Ban Nha).
Biểu hiện thường gặp của bệnh là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Các triệu chứng thường tự khỏi trong vòng 2 đến 3 tuần, tuy nhiên bệnh có thể diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người suy giảm miễn dịch.