Cân nặng của trẻ sơ sinh trung bình khoảng 2,8 - 3,5kg nếu sinh đủ tháng. Trẻ sơ sinh nặng cân cần được theo dõi sát sao vì nguy cơ cao hạ đường huyết.
- Nhiều học sinh bị chấn thương thận, tổn thương nội tạng do một số thói quen dễ bị bỏ qua này
- Thông tin mới vụ 88 người ngộ độc khi ăn chè đậu trắng: Chưa rõ bao nhiêu người ăn, 1 người đã tử vong
Mới đây, theo thông tin từ Báo VnExpress, một sản phụ 21 tuổi cùng gia đình đã vui mừng chào đón bé sơ sinh chào đời khỏe mạnh với cân nặng 5,4kg. Ca phẫu thuật diễn ra thành công sau gần một tiếng đồng hồ. Các ê kip đều bất ngờ. Theo Bác sĩ Vũ Văn Bình, Trưởng khoa Sản, người thực hiện ca phẫu thuật, cho biết đây là trường hợp hiếm gặp, em bé có trọng lượng lớn nhất từ trước đến nay chào đời tại viện.
Cân nặng của trẻ sơ sinh trung bình khoảng 2,8-3,5 kg nếu sinh đủ tháng. Một thai nhi nặng hơn 4 kg thì sẽ được gọi là thai to. Trẻ nặng cân cần được theo dõi sát sao, nguy cơ cao hạ đường huyết vì nhu cầu năng lượng nhiều hơn.
Kỷ lục trẻ chào đời nặng cân nhất tại Việt Nam thuộc về em bé 7,1 kg ở Vĩnh Phúc, năm 2017. Một bé gái ở Gia Lai chào đời vào năm 2008 cân nặng gần 7 kg. Năm 2014, một bà mẹ ở Quảng Nam nặng 102 kg sinh con 6,5 kg.
Nghiên cứu cho thấy ba nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh có trọng lượng khác thường gồm tiền sử gia đình, người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ hoặc chế độ ăn quá nhiều dinh dưỡng.
Cũng theo VTV News, các bác sĩ khuyên các mẹ bầu nên có chế độ ăn hợp lý và thường xuyên khám thai định kỳ. Đối với trẻ sơ sinh có cân nặng lớn thì cha mẹ cần phải theo dõi thường xuyên, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe thì cần cho bé đến các cơ sở y tế để thăm khám.
Các chuyên gia tại Đại học Harvard lưu ý, nếu trẻ sơ sinh tăng cân quá nhanh có thể có nguy cơ cao hơn với các vấn đề sức khỏe xảy ra trong thời thơ ấu và thậm chí cả những năm trưởng thành. Đó là lý do tại sao ba mẹ cần phải theo dõi mức độ phát triển của bé theo thời gian, thiết lập tỷ lệ hợp lý.
Ghi nhận từ các nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh tăng cân quá nhanh và chỉ số cân nặng của trẻ tiếp tục tăng nhanh tiếp sau đó (trong 2 năm đầu đời) thì trẻ có thể có nguy cơ cao bị thừa cân béo phì ở lứa tuổi trẻ em, trưởng thành. Cụ thể, khoảng 1/5 trẻ em bị béo phì khi được 6 tuổi và khoảng một nửa số trẻ em bị thừa cân khi được 2 tuổi. Hậu quả, trẻ em, người lớn thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe mạn tính như huyết áp cao, bệnh tim và tiểu đường loại 2.
"Trẻ sơ sinh ở những tháng đầu đời có thể trông rất đầy đặn hay mũm mĩm, đó là vấn đề hoàn toàn bình thường vì trên 50% sữa mẹ là chất béo, cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển nhanh chóng của bé. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh tăng cân nhanh chóng, vượt quá mức bình thường đặc biệt khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì bố mẹ nên đưa trẻ đến với các cơ sở y tế để nhận được sự thăm khám, tư vấn, xử lý kịp thời từ bác sĩ nhi hoặc bác sĩ dinh dưỡng, nhằm tránh nguy cơ béo phì cho trẻ cũng như các vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác trong tương lai", bác sĩ dinh dưỡng Trần Thị Trà Phương lưu ý, theo VnExpress
Cũng theo Tuổi Trẻ, trong năm đầu của cuộc đời, sự phát triển của trẻ thường chia thành các giai đoạn như sau:
- 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh: tăng cân từ 1.000-1.200g/tháng, chiều dài tăng khoảng 3cm/1 tháng.
- Trong 3 tháng tiếp theo trẻ tăng cân nặng từ 400-600g/tháng và chiều dài thường tăng 2-2,5cm/tháng.
- 6 tháng tiếp theo cân nặng của trẻ tăng ít hơn, từ 300-400g/tháng. Từ tháng thứ 7-9 chiều cao của trẻ tăng 2cm/tháng, đến 3 tháng tiếp theo thì còn giảm xuống 1-1,5cm/tháng.
- Như vậy, đến lúc 1 tuổi cân nặng của trẻ gấp 3 lần lúc sinh (từ 9-10kg) và chiều cao tăng gấp 1,5 lần lúc sinh (khoảng 75cm).
- Giai đoạn từ 2-10 tuổi cân nặng trung bình tăng từ 2-3kg/năm và chiều cao tăng từ 5-7cm mỗi năm.
- Giai đoạn từ 11-18 tuổi là giai đoạn trẻ dậy thì. Cân nặng và chiều cao tăng rất nhanh, có thể lên tới 8-10kg và 8-10cm mỗi năm.
Để theo dõi sự phát triển của trẻ các bà mẹ phải thường xuyên cân và đo chiều cao cho trẻ.
+ Trẻ dưới 1 tuổi: 1 tháng cân đo cho trẻ 1 lần.
+ Trẻ từ 1-3 tuổi: 2 tháng cân đo 1 lần.
+ Trẻ trên 3 tuổi: 3 tháng cân đo 1 lần.
Nếu trẻ suy dinh dưỡng hoặc thừa cân thì phải cân đo hàng tháng thậm chí 2 tuần 1 lần. Sau mỗi đợt trẻ bệnh cũng phải cân đo để theo dõi sự phục hồi của trẻ.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi sẻ dụng biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sự phát triển của trẻ. Nên sử dụng Bảng chiều cao theo tuổi, cân nặng theo tuổi, để xác định tình trạng sức khỏe của trẻ.