Khi trẻ chào đời, người nhà đã dùng dao cắt bỏ màng dính khiến bé bị tổn thương nghiêm trọng.
- Huyết áp cao liên tục, bé trai 14 tuổi phát hiện căn bệnh hiếm trên thế giới
- Bắc Giang: Sản phụ nguy kịch lúc nửa đêm được bác sĩ hiến máu, cứu mẹ của 5 đứa trẻ bình an trong gang tấc
Theo thông tin từ Báo VietNamNet, bệnh nhi được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cấp cứu ngày 15/5. Vùng da đầu của trẻ bị lóc diện rộng.
Theo gia đình kể lại, trẻ đẻ đường dưới, tại nhà, do bác dâu tự đỡ. Sau đẻ thấy vùng đầu trẻ có một khối bùng nhùng, có màng dính nên bác dâu đã dùng dao cắt bỏ.
Cắt màng dính xong, thấy vùng đầu trẻ chảy nhiều máu, gia đình xác định là người nhà cắt vào da đầu trẻ nên đã đưa trẻ đi viện.
Phẫu thuật cấp cứu bé, bác sĩ khâu 21 mũi vết thương vùng đầu. Sau phẫu thuật, bé được chuyển về phòng sơ sinh của khoa Nhi điều trị. Qua 7 ngày điều trị, chăm sóc tích cực, vết thương vùng đầu ổn định đã được cắt chỉ. Trẻ được ra viện.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên sinh con tại nhà mà không có sự trợ giúp của cán bộ y tế. Quá trình sinh nở có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho cả mẹ và con như nhiễm trùng; băng huyết; xuất huyết sau sinh ở mẹ; uốn ván rốn; ngạt sau sinh ở con… Các bà mẹ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám định kỳ, chăm sóc trước sinh, đảm bảo quá trình sinh nở an toàn.
Ngoài ra, những lưu ý sau đây giúp các bà mẹ chăm sóc con sau sinh:
Không cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước
Cho trẻ sơ sinh uống nước khiến bé có nguy cơ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Nguồn nước có thể không sạch và khiến bé bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, dạ dày của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ, việc cho bé uống thêm nước sẽ làm cho bé bị no và bú mẹ ít đi, hoặc ngưng bú sữa mẹ, từ đó bé kém hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Cho bé uống thêm nước sau mỗi cữ bú dễ khiến bé bị trớ hay bị sặc. Mặt khác, nếu các bà mẹ cho con uống nước thay vì bú cũng sẽ khiến mẹ dần ít sữa trong tương lai.
Bé không cần uống thêm nước trước khi được 6 tháng tuổi
Trẻ dưới 6 tháng tuổi có khối lượng cơ thể thấp, việc uống nước rất dễ khiến vượt nhu cầu Natri bình thường của cơ thể - những khoáng chất và chất điện giải này đã có đủ trong sữa mẹ khi mẹ cho bé bú. Các tổ chức Y tế trên thế giới khuyên mẹ nên đợi đến khi bé bắt đầu ăn dặm. Tại thời điểm đó, mẹ có thể cung cấp một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội nhưng không thay thế sữa mẹ. Bé vẫn nên được cho bú mẹ tiếp tục và kéo dài về sau mà theo khuyến cáo của WHO là nên kéo dài đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện.
Thận trọng sử dụng tã quấn quá kín
Sử dụng tã quấn quá kín sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của da. Vì được bao bọc quá kín nên những chất thải tiết ra từ cơ thể trẻ cùng với mồ hôi sẽ không thoát được ra ngoài. Trong những chất thải đó có chứa rất nhiều CO2, đây là những chất không có lợi cho sự phát triển da của trẻ. Nếu người lớn không chú ý, da của trẻ sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Không rung lắc ru ngủ, nằm rôi rung với dao động mạnh
Rung lắc trẻ khi nựng, khi ru ngủ, hay khi dỗ dành trẻ là thói quen xấu của không ít phụ huynh, do lầm tưởng làm vậy bé sẽ thích. Sự thật là: rung lắc trẻ càng mạnh tay có thể vô tình gây tổn hại cho não trẻ, thậm chí tử vong do giập não, phù, chảy máu trong não, dẫn đến tử vong. Những tổn thương này có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc, thậm chí là 3 giây.
Tránh để con nằm cùng cha mẹ
Các chuyên gia cho biết rằng điều này là hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ bởi người lớn cần nhiều oxy hơn so với trẻ nhỏ. Trong quá trình ngủ, nếu để trẻ nằm giữa, trẻ khó thở vì không lấy được oxy. Hơn nữa, lượng CO2 do người lớn thải ra không thoát được sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ luôn bất an, ngủ không ngon giấc và quấy khóc nhiều lúc nửa đêm.