Về dịch tay chân miệng, trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội dự báo số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới khi các trường mầm non và tiểu học tiếp nhận trẻ đi học trở lại.
- Thời tiết mùa Đông - Xuân khiến thuỷ đậu, tay chân miệng gia tăng: Xuất hiện chùm ca bệnh trong trường học ở Hà Nội
- Thêm bệnh nhi tử vong vì tay chân miệng ở Bà Rịa - Vũng Tàu sau 10 ngày nhập viện
Theo thông tin từ báo Sức khỏe và Đời sống, trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội thông báo, tuần qua đã ghi nhận 41 ca mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, tăng 11 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 1.818 ca mắc, không có ca tử vong. Số mắc tay chân miệng tăng so với cùng kỳ năm 2023. Từ đầu năm, Hà Nội đã ghi nhận 41 ổ dịch, hiện còn 1 ổ dịch đang hoạt động tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh.
Đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, bệnh tay chân miệng phần lớn là ca bệnh tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp, dự báo số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới khi các trường mầm non và tiểu học sẽ tiếp nhận trẻ đi học trở lại.
Tuần qua, Hà Nội cũng ghi nhận 7 ca mắc ho gà, không ca tử vong, tăng 2 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 222 ca mắc tại 29 quận, huyện, thị xã, không ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
CDC Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động giám sát, điều tra, xử lý dịch Sốt xuất huyết tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch; giám sát khu vực ổ dịch đang hoạt động tại Thanh Trì, Hoài Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Hà Đông.
Theo thông tin từ báo An ninh Thủ đô, về dịch tay chân miệng, CDC Hà Nội dự báo số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới khi các trường mầm non và tiểu học tiếp nhận trẻ đi học trở lại.
Vì vậy, CDC Hà Nội đề nghị các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức giám sát phát hiện trẻ mắc bệnh, triển khai các hoạt động xử lý dịch, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học khi có bệnh nhân, ổ dịch.