Trong khi chờ kết quả điều tra, hãng hàng không đã có báo cáo và ra quyết định dừng bay đối với phi công nghi sử dụng Ketamin.
- Chuyên gia: Hai nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam và các nước châu Á bị chủng COVID-19 mới đe dọa
- Diễn biến dịch COVID-19 và các bệnh ngày càng trở nên phức tạp: Bộ Y tế có chỉ đạo mới
Vậy, đây là loại chất nguy hiểm như thế nào. Người dùng hay lạm dụng nó sẽ có những tác hại gì?
Theo thông tin từ Bệnh viện Medlatec, Ketamin nằm trong nhóm thuốc thuộc loại III và được cấp phép dùng trong các cơ sở y tế và bệnh viện như một chất gây mê. Tuy vậy, Ketamin vẫn là một dạng ma túy tổng hợp, vì có công dụng an thần và tạo ảo giác nên thường bị lạm dụng cho những lý do không chính đáng. Nếu tự ý dùng trong khoảng thời gian có thể dẫn đến tình trạng nghiện ngập và những biến chứng nguy hiểm.
Ketamin (Ke) là một sản phẩm thuốc gây mê được dùng từ nửa thế kỷ trước trong các bệnh viện với công dụng giảm đau cấp tính, mạn tính, gây tê, giảm căng thẳng sau khi bị chấn thương.
Từ những năm 1970, Ke được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Hoa Kỳ) chấp thuận để kê đơn tại Hoa Kỳ cho người và thú y. Theo đó, Ketamin được những bác sĩ chuyên khoa gây mê dùng để đóng băng nhận thức với mục đích giúp bệnh nhân khi phẫu thuật chìm vào giấc ngủ để tránh sự khó chịu và đau đớn. Bên cạnh đó, loại ma túy này còn được ứng dụng để làm suy giảm những cơn đau mạn tính.
Gần đây, Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép lưu hành một sản phẩm có tên Spravato chứa chất esketamin (một đồng phân của Ke) dưới dạng xịt mũi. Mục đích để chữa các bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nặng, không thể chữa bằng thuốc chống trầm cảm bình thường và có khả năng cao tự sát. Dược phẩm đặc biệt này chỉ được sử dụng dưới sự yêu cầu từ bác sĩ có chuyên môn.
Ke nếu không sử dụng đúng cách sẽ tạo thành nguy hiểm, bởi nó có thể làm con người nhanh chóng mất đi ý thức, bộ não tê liệt. Từ đó, những tên hiếp dâm, trộm cướp, tội phạm có thể dùng Ke để gây ra nhiều tội ác.
Trên thị trường chợ đen, Ketamin còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như Ke, K, super K, kikat, ket, vitamin K hoặc horse trank,... Nhiều người thường sử dụng loại thuốc này dưới dạng bột tinh trắng, sau khi được hơ nóng thì dùng mũi hít thật sâu vào. Ke cũng được chế xuất dưới dạng viên nén, hòa tan, viên kẹo để chích, uống, nhai,...
Theo đó, bạn có thể xuất hiện những triệu chứng dưới đây khi sử dụng Ketamin quá liều:
Nôn ói, huyết áp tăng, sốt, nhịp tim tăng,...
Xuất hiện ảo giác, thị lực giảm, nói chậm, hoảng loạn, lo lắng, nhân cách bị rối loạn, có hành động bạo lực, dễ gặp tai nạn giao thông,...
Hôn mê.
Cứng cơ, co thắt thanh quản, co giật,...
Tử vong.
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, ngày 5/5, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đơn vị đang yêu cầu hãng hàng không báo cáo vụ việc phi công nghi vấn dương tính với ketamine. Hiện phi công này đã được hãng cho dừng bay.
Cục Hàng không Việt Nam cũng thông tin hiện hãng hàng không đang cho phi công đi test tại một bệnh viện khác để kiểm chứng lại.
Theo quy định, trường hợp kết quả cho thấy phi công này có sử dụng chất cấm sẽ thu hồi giấy phép lái máy bay.
Trước đó, mạng xã hội lan truyền văn bản báo cáo của Trạm y tế Đoàn bay 919 về việc kiểm tra chất gây nghiện của phi công P.H.D.
Báo cáo gửi Ban lãnh đạo Đoàn bay 919, Đội bay A321 nêu rõ ngày 25/4, trạm y tế thực hiện kiểm tra sức khỏe phi công P.H.D trước chuyến bay VN578 nhưng phi công từ chối kiểm tra chất gây nghiện.
Cùng ngày, trạm y tế đã phối hợp với đội bay A321 đưa phi công P.H.D đến Văn phòng Medlatec 141 Ngô Gia Tự để lấy xét nghiệm chất gây nghiện chuyên sâu cho phi công này.
Tại đây, trạm y tế cũng thực hiện test nhanh chất gây nghiện qua nước tiểu, kết quả mẫu nước tiểu của phi công P.H.D dương tính với Ketamin.
Ngày 26/4, BV Medlatec trả kết quả xét nghiệm làm theo phương pháp sắc ký- quang phổ nêu rõ: có tìm thấy Ketamin.
Phi công P.H.D có đưa đến 2 thuốc giảm đau đang uống (không có đơn của bác sĩ) gồm Ultracef (Tranadol hydrocloride, Paracetamol) và Efferalgan Codeine (Paracetamol, Codeine).
Tuy nhiên, báo cáo của trạm y tế nêu rõ hoạt chất của 2 loại thuốc trên không có thành phần giống Ketamin, trong quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng không tạo thành Ketamin.