Cảnh báo nguy cơ mù mắt khi lạm dụng corticoid để trị đau mắt đỏ

Tin y tế 26/08/2023 11:52

Nhiều người vì khó chịu với màu đỏ vằn vện trong mắt, liền nhỏ thuốc chống viêm corticoid để giúp mắt nhanh hết đỏ.

Theo thông tin từ Sức khoẻ Đời sống, đau mắt đỏ do nhiều nguyên nhân gây ra (vi khuẩn, virus, ô nhiễm không khí, hóa chất…) và có thể từ nhẹ đến nặng. Do đó, tùy thuốc vào nguyên nhân gây bệnh mà các phương pháp điều trị cũng khác nhau. Trên thực tế, không phải trường hợp đau mắt đỏ nào cũng cần điều trị y tế.

Việc phát hiện sớm và sử dụng các liệu pháp thích hợp là chìa khóa giúp bệnh khỏi nhanh, giảm thiểu tác hại tiềm ẩn hoặc lây truyền bệnh…

Nhiều người vì khó chịu với màu đỏ vằn vện trong mắt, liền nhỏ thuốc chống viêm corticoid để giúp mắt nhanh hết đỏ. 

Các thuốc nhỏ mắt này được mua khá dễ dàng trong các nhà thuốc, với giá rất rẻ từ vài ngàn đồng trở lên đến vài chục ngàn đồng (tùy sản phẩm, nhà sản xuất, thuốc nội hay thuốc ngoại…).

Thuốc giúp giảm triệu chứng nhanh chóng nhờ đặc tính chống viêm nên bệnh nhân cảm thấy tốt hơn về mặt triệu chứng, nên các thuốc này hay bị lạm dụng, mách bảo dùng... thậm chí dùng tra nhỏ thường xuyên để phòng ngừa bệnh hoặc tra nhỏ trong bất kỳ tình trạng về mắt nào.

Tuy nhiên, nếu dùng không đúng bệnh có thể gây tai biến. Ví dụ, trong trường hợp viêm loét giác mạc do nấm hay Herpes, nếu tra nhỏ các sản phẩm này khiến bệnh nặng hơn, có thể dẫn tới thủng giác mạc.

Khi lạm dụng trong thời gian dài, sẽ làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp (một tình trạng có khả năng gây mù)… Các tai biến này càng đặc biệt nguy hiểm hơn ở trẻ em.

Việc lạm dụng corticoid có thể dẫn đến ức chế phản ứng miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt thứ phát, kéo dài thời gian nhiễm trùng hơn, đặc biệt tăng nguy cơ kháng thuốc...

Cảnh báo nguy cơ mù mắt khi lạm dụng corticoid để trị đau mắt đỏ - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Dẫn tin từ Dân Trí, viêm kết mạc hai mắt là dạng phổ biến nhất của viêm kết mạc do adenovirus gây ra, biểu hiện đột ngột bằng đỏ mắt, ra gỉ mắt nhiều, thường kèm theo đau họng.

Nhất là buổi sáng ngủ dậy, nhiều người ko mở được mắt vì gỉ dính chặt. Lúc này, vệ sinh mắt đúng cách sẽ giúp loại bỏ gỉ và không làm mắt bị nhiễm khuẩn. Hãy vệ sinh mắt theo hướng dẫn dưới đây:

- Rửa trôi bằng nước muối sinh lý

Nhiều người dùng nước muối sinh lý nhỏ 1-2 giọt mỗi bên mắt, điều này không mang lại tác dụng. 

Khi dùng nước muối sinh lý rửa trôi sẽ đẩy bớt lượng virus ra ngoài, làm sạch gỉ mắt thì nhỏ thuốc sẽ nhanh khỏi hơn.

Hãy nhỏ nước muối sinh lý vào bông gạc tiệt trùng, rồi nhỏ nước muối vào mắt, dùng bông gạc ẩm lấy hết gỉ mắt. Sau đó lại tiếp tục nhỏ nhiều giọt nước muối.

Khi rửa mắt hãy nghiêng đầu qua một bên, dùng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ liên tục 10-15 giọt, chớp mắt để nước trôi ra ngoài theo đuôi mắt và làm như thế với bên mắt còn lại.

Chú ý, nguyên tắc là rửa bên mắt bị đau nhẹ trước, mắt nặng sau. Khi rửa, cần dùng gạc (giấy sạch) hứng nước dưới đuôi mắt, không để nước từ mắt chảy ra dính xuống giường, đệm sẽ dễ lây bệnh cho người khác.

Cảnh báo nguy cơ mù mắt khi lạm dụng corticoid để trị đau mắt đỏ - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Việc rửa mắt sẽ dễ hơn nếu có người hỗ trợ. Đây là bước quan trọng nhất trong chăm sóc mắt đau mắt đỏ, giảm tiết gỉ, dính mắt do gỉ.

Nếu rửa mắt đúng cách, thường sau ngày thứ 3-4 ngày, mắt sẽ không còn tiết gỉ, đỡ chói nhưng vẫn đỏ, chảy nước mắt.

Đại đa số bệnh nhân chỉ cần thực hiện rửa mắt mỗi ngày thì sau 7-10 ngày là khỏi mà không phải dùng thêm loại thuốc nào. Những trường hợp vệ sinh mắt không đúng cách, bội nhiễm, thời gian điều trị dài hơn, lên đến 2-3 tuần.

Lưu ý, khi nhỏ thuốc không chạm đầu lọ thuốc vào mắt. Mỗi người bệnh dùng lọ riêng, không sử dụng chung.

- Cai ti vi, máy tính, điện thoại

Nên nghỉ làm, nghỉ học, ngừng lướt máy tính, điện thoại, tivi... nhắm mắt, tập nhìn xa để tránh hiện tượng chói, chảy nước mắt.

- Dùng thuốc theo chỉ định

Sau khi vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý mới nhỏ thuốc kháng sinh phòng bội nhiễm, chống viêm để đỡ đỏ và sưng nề theo đơn bác sĩ. 

Thuốc nhỏ mắt theo chỉ định chỉ có tác dụng phòng bội nhiễm, không mang tác dụng chữa bệnh, vì viêm kết mạc dịch do virus adeno không có thuốc đặc trị.

Nếu thấy diễn biến nặng lên hãy đi khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị.

Bệnh dễ dàng lây lan qua tay nhiễm bệnh, giấy, khăn, thuốc và dụng cụ y tế nhiễm bẩn, qua giọt bắn từ mũi qua hắt hơi. Bất cứ gì mà bệnh nhân chạm vào cũng có thể là nguồn lây tiềm tàng.

Vì thế, hãy rửa tay xà phòng thường xuyên, sau khi vệ sinh mắt. Thay ga gối, chăn đệm, ngủ riêng... để giảm nguy cơ lây truyền.

Hy hữu: Trẻ vừa chào đời được 7 ngày tuổi đã mắc sốt xuất huyết

Bệnh nhi là nữ, cân nặng lúc sinh 2500gram và không có bất thường sau sinh. 1 ngày trước khi vào viện, trẻ xuất hiện sốt cao nhất 38 độ C, bú kém, không ho, không chảy mũi, không đi ngoài phân lỏng, tiểu vàng. Gia đình trẻ không có ai bị sốt trong thời gian gần đây.

TIN MỚI NHẤT