Brightside đã đưa ra 10 lời khuyên giúp phụ nữ giảm bớt cơn đau chân khi phải di chuyển trên đôi giày cao gót suốt cả ngày dài.
- Giày khuyết gót - item dù mang đế bệt cũng kéo dài chân cực khéo, lại nữ tính và trang nhã vô cùng
- Mẹo cứu cánh cho đôi giày bị chật
Đi lại suốt cả ngày trên đôi giày cao gót, chân sẽ cảm thấy đau ê buốt, thậm chí là bị mụn nước, vết chai hay bong tróc da. Thật may mắn, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn các vấn đề này bằng 10 thủ thuật đơn giản sau đây.
1. Dán các ngón chân giữa lại với nhau
Có một dây thần kinh nằm ở hai ngón chân giữ, chúng rất nhạy cảm khi bạn mang giày cao gót. Để làm cho việc di chuyển dễ dàng hơn, hãy dán các ngón chân giữa lại với nhau bằng băng dính. Cách này sẽ làm giảm áp lực giúp bạn đi bộ thoải mái hơn.
2. Áp dụng son dưỡng môi
Son dưỡng môi sẽ làm cho những khu vực tiếp xúc với da giày mềm hơn và trơn trượt hơn. Rất đơn giản, chỉ cần son dưỡng thoa lên các điểm dễ ma sát với da bên trong giày. Sau đó, bạn có thể đi ngay đôi giày và hưởng thụ thành quả.
3. Dùng dầu gội khô
Trên thị trường hiện nay, có một số dạng sản phẩm kiềm dầu cho da chân. Tuy nhiên, bạn có thể thay thế chúng bằng dầu gội khô để tiết kiệm.
Việc bạn cần làm là phun sản phẩm này lên chân để tránh tiết nhiều mồ hôi, hạn chế tình trạng trơn trượt khi đi giày cao gót.
4. Hấp thụ mồ hôi bằng băng vệ sinh
Chân đổ mồ hôi là điều vô cùng bình thường khi đi giày. Nhưng bạn có thể xử lý vấn đề này dễ dàng bằng miếng băng vệ sinh nhỏ. Chúng sẽ hấp thụ mồ hôi tiết ra trong ngày. Nghe có vẻ hơi kỳ lạ nhưng cách này cực kỳ hiệu quả.
5. Loại bỏ mùi hôi bằng giấm
Bàn chân ướt át trong giày là môi trường hoàn hảo để vi khuẩn phát triển gây ra nấm, mẩn ngứa. Sẽ rất đau khi đi bộ trên bàn chân bị kích ứng và ngứa ngáy. Để tránh điều này, có một số điều bạn cần lưu ý sau đây.
Trộn nước với giấm theo tỷ lệ bằng nhau đổ vào bình xịt, sau đó dùng chúng vệ sinh đôi giày thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể thử baking soda, rượu hoặc nước cốt chanh tươi.
6. Đi mua sắm giày vào buổi tối
Nếu đang tìm kiếm một đôi giày để đi lại thường xuyên, bạn nên thử chúng vào buổi tối. Vì đây là thời điểm đôi chân sưng lên to nhất trong ngày.
7. Uốn cong phần ngón chân
Khi chọn một đôi giày cao gót lạ mắt, hãy thử chúng đồng thời uốn cong khớp ngón chân. Vị trí này trên đôi giày khi di chuyển sẽ chạm vào chân nhiều nhất, do đó, hãy chắc chắn thoải mái trước khi mua.
Giày quá cứng và không uốn cong được sẽ như "hòn đá" tạo ra các cơn đau khi di chuyển.
8. Chọn giày có mũi nâng cao
Một điều cần chú ý là nếu chọn đôi giày có gót quá cao, bạn nên chọn thiết kế có mũi nâng đỡ. Điều này vừa tạo cảm giác thoải mái vừa an toàn khi di chuyển. Đi trên đôi giày cao gót quá khập khiễng sẽ dễ gây ra tai nạn nếu bạn không quen.
9. Chọn đôi giày có phần gót ổn định
Các loại giày cao gót nhọn trông sang trọng và quý phái nhưng chúng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Khi đi bộ, bạn cần cân bằng tốt, do đó, gót giày nên có diện tích bề mặt lớn. Điều này còn mang lại cảm giác thoải mái và hạn chế đau chân hơn.
10. Miếng lót chỉnh hình
Miếng lót chỉnh hình thường có 2 loại: thường xuyên và tùy chỉnh. Chúng sắp xếp lại đôi chân của bạn trong đôi giày, tạo độ êm ái và giảm lực từ các cú sốc tiếp xúc với mặt đất khi đi bộ.
Các miếng lót này thường có một phần dính lại chắc chắn dưới đế giày, vì vậy hãy đầu tư vào vật dụng này để thoải mái di chuyển hơn.
Với 10 mẹo đơn giản này, bạn sẽ di chuyển suốt cả ngày trên đôi giày cao gót như người mẫu chuyên nghiệp mà không hề cảm thấy đau đớn hay bất tiện.