Trong bốn chiếc máy bay Mỹ bị khủng bố cướp ngày 11/9/2001, có một chuyến bay chưa kịp lao vào mục tiêu tấn công thì đã bị rơi: chuyến bay số 93.
- Rắn độc 'xu cà na' nhất vũ trụ: Đớp trúng 'chỗ hiểm' của cô gái trẻ đẹp, chết tức tưởi vẫn không hiểu lí do
- Số người dương tính SARS-CoV-2 tại Úc đạt mức kỷ lục mới
Ngày 11/9/2001 là một điểm mốc lớn trong lịch sử nước Mỹ, khi gần 3.000 người thiệt mạng bởi một cuộc tấn công chưa từng có về quy mô khủng bố, cũng là cuộc tấn công lớn nhất của thực thể nước ngoài chống lại quốc gia lại hùng mạnh này.
Vào ngày định mệnh này, 19 tên khủng bố Al Qaeda đã khống chế 4 máy bay thương mại của hai hãng hàng không United Airlines và American Airlines.
Hai chiếc Boeing 767 lần lượt đâm vào hai tòa tháp đôi thuộc khu phức hợp Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở thành phố New York, kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ 7 tòa tháp trong khu vực.
Tại thủ đô Washington D.C, một chiếc Boeing 757 của Hãng American Airlines đâm vào phía tây trụ sở Lầu Năm Góc gây ra đám cháy kinh hoàng, giết chết toàn bộ 64 người trên máy bay (bao gồm 5 tên khủng bố) và 125 người trên mặt đất.
Khi được người thân thông báo về chuyện đã xảy ra với ba chiếc máy bay kia, một số hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay 93 đã tìm cách xông vào buồng lái mà bọn khủng bố đang chiếm. Lúc 10 giờ 3 phút, sau một hồi vật lộn, máy bay đã lao xuống cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania, khiến 44 người trên máy bay thiệt mạng. Khi máy bay lao xuống đất, nó đã bay được 20 phút từ Washington.
Sau 2 thập kỷ, khó có thể tìm thấy một phần nào đó trong cuộc sống của người Mỹ chưa bị ảnh hưởng bởi sự kiện 11/9/2001. Từ việc tăng cường an ninh tại các sân bay đến quân sự hóa cảnh sát, những cuộc chiến tranh kéo dài hao người tốn của và cả bản chất quyền tự do của nước Mỹ đã được định nghĩa lại bởi sự kiện này.
Hàng năm, cứ vào ngày này, hàng tỷ người dân trên khắp thế giới lại hướng về nước Mỹ cùng tưởng niệm cho những nạn nhân không may qua đời trong vụ khủng bố.
Ảnh: Tổng hợp