Trong một lần khảo sát lại lăng mộ của con gái Chu Nguyên Chương, các nhà khảo cổ đã không tin vào mắt mình khi nhìn thấy rất nhiều đồ đạc của người hiện đại, thậm chí có một người còn ngủ ngay trên nắp quan tài.
- Thấy gái xinh, tên biến thái lao tới cưỡng hôn nhưng phải chạy thục mạng vì phản ứng bất ngờ này của cô thiếu nữ
- Vừa bị chồng ly hôn, người phụ nữ đã bị anh rể cưỡng hiếp trên 'danh nghĩa' giúp cô trở về với chồng
Theo Sina, lăng mộ mà bài viết đề cặp tới chính là lăng mộ của công chúa Phúc Thanh - cô con gái cưng của vị vua Trung Quốc Chu Nguyên Chương được tìm thấy vào năm 1998 bởi Cục Di tích văn hóa Trung Quốc. Lăng mộ này nằm trên núi An Đức Sơn (nay thuộc thành phố Nam Kinh, Trung Quốc).
Sau khi lăng mộ được khai quật, các bảo vật trong lăng đều được thu hồi về các cơ sở nghiên cứu để bảo tồn. Sau đó, lăng mộ của công chúa Phúc Thanh cũng được treo biển "di tích đang tôn tạo' để bảo vệ.
Năm 2019, trong một lần đoàn khảo sát lăng mộ công chúa Phúc Thanh của cục Di tích văn hóa địa phương để cải tạo lại lăng mộ này, đoàn người vừa bước vào lăng đã bị dọa một phen "hú hồn".
Trước mắt họ là một cảnh tượng không thể ngờ: Quần áo của người dân nằm la liệt, đồ đạc tứ tung, thậm chí còn có một người đang nằm ngủ ngay trên nắp quan tài. Khi các chuyên gia tiến tới tiếp cận, người này bật dậy và giải thích mình và những người khác cùng sống trong lăng mộ vốn là các công nhân làm việc gần đây.
Vốn có vị trí địa lý khá đắc lợi, xa khu dân cư, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp nên nhiều người công nhân đã đến đây tá túc lại qua đêm. Vì thời gian giăng biển cải tạo đã lâu nên 20 - 30 công nhân đã chuyển tới đây sống vì không thể thuê được nơi ở bên ngoài.
Vì khu lăng mộ là di tích cấp quốc gia, chính quyền địa phương buộc phải yêu cầu những người này rời đi ngay. Tuy vậy, những người này đã bày tỏ thái độ vô cùng bất mãn, thậm chí còn rút dao ra đe dọa lại các thành viên trong đoàn khảo cổ. Nhưng sau khi được thuyết phục và giải thích căn kẽ, các công nhân này đã rời đi ngay sau đó.
Công chúa Phúc Thanh (1370 - 1417) là con gái cưng của vua Chu Nguyên Chương - vị hoàng đế đã có công khai quốc nhà Minh. Ngoài ngoại hình diễm lệ, Phúc Thanh còn cầm kỳ thi họa và giúp vua cha giải quyết nhiều vấn đề chính sự. Sau khi công chúa qua đời ở tuổi 47, lăng mộ của cô được hưởng tiêu chuẩn cao nhất trong các hoàng tử, công chúa.