Sau khi bị bạo hành, 2 trong số 6 học sinh đã được bác sĩ chẩn đoán rằng họ bị mắc chứng căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
Theo truyền thông Nhật Bản, nam giáo viên 40 tuổi trước đây đã làm việc tại một lớp giáo dục đặc biệt của Trường tiểu học thành phố Himeji vào năm 2018.
Tuy nhiên, vào tháng 6 năm 2021, ông đã bị phát hiện quát mắng học sinh bằng lời lăng mạ và nói rằng: “Như cậu chẳng qua chỉ tệ hơn cả phân chó, cậu hoàn toàn không cần thiết”. Ông cũng liên tục vung tay vào các học sinh.
Sau cuộc điều tra của Hội đồng Giáo dục Thành phố Himeji, người ta xác định rằng nam giáo viên đã thực hiện tổng cộng 34 hành vi bạo lực và lạm dụng đối với 6 học sinh kể từ năm 2018. Cuối cùng anh ta đã bị cách chức vào tháng 9 năm 2021.
Báo cáo chỉ ra rằng mặc dù các nhân viên quản lý trường học, bao gồm cả hiệu trưởng, nhận được báo cáo nhiều lần nhưng họ không áp dụng bất kỳ chính sách nào ngoại trừ cảnh cáo bằng lời nói, tương đương với việc để nam giáo viên không làm gì trong ba năm.
Theo hồ sơ khởi kiện của phụ huynh, từ năm 2018 đến năm 2021, hai nạn nhân liên tục bị giáo viên bạo hành bằng lời nói từ lớp 1 đến lớp 4 như: “Con sống không có giá trị gì, con chỉ có chết mà thôi”, “Đừng đến nữa, nhanh chóng chuyển sang trường khác”, “Bệnh tự kỷ của bạn rất nghiêm trọng”.
Nghi phạm còn nói với nhân viên hỗ trợ của trường rằng: “Dạy những người này có ý nghĩa gì không?” và có những nhận xét phủ nhận nhân cách học sinh.
Hồ sợ cũng đề cập đến bạo lực thể xác, bao gồm đạp ngã học sinh bằng chân, lăng mạ học sinh không thể cầm bút chính xác bằng cách nói: “Nói bao nhiêu lần cũng vô ích! Làm sao để cậu tự kỷ thay đổi?” trong khi đè đầu của trẻ vào bàn.
Có cả trường hợp ngồi cưỡi lên học sinh trên nền nhà tatami và đánh đầu của trẻ nhiều lần vào nền nhà tatami. Cũng đã có trường hợp bắt học sinh và ném vào bể bơi để trừng phạt.
Báo cáo cho biết, hai học sinh vẫn đang học tại cùng một trường, nhưng suốt thời gian đó, họ luôn ở trạng thái tinh thần không ổn định, không thể kiểm soát cảm xúc, mất ngủ, trong đó một người thậm chí có hành vi tự gây thương tích.
Bác sĩ chẩn đoán rằng họ bị mắc chứng căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Phụ huynh chỉ trích rằng trong giai đoạn quan trọng từ lớp một đến lớp bốn của tiểu học, sự phát triển và sức khỏe của con cái đã bị bóp méo.
Môi trường trường học, nơi mà trước đây được coi là an toàn, đã biến thành một môi trường nguy hiểm mà họ phải đối mặt hàng ngày, chịu đựng sự đau khổ tinh thần rõ rệt.
Một số phụ huynh cho biết khi phản ánh tình trạng bị hại, cách mà trường hành xử là không để ý tới, “họ thậm chí đã đối xử với chúng tôi như những bậc phụ huynh quái dị, thật sự là bị oan uổng, chúng tôi chỉ muốn biết sự thật mà thôi”.
Phụ huynh cũng nghi ngờ rằng nam giáo viên có thể đã coi việc ngược đãi học sinh như một cách giải tỏa áp lực. Hai phụ huynh đã đệ đơn kiện vào Tòa án Himeji thuộc Tòa án Kobe, yêu cầu mỗi học sinh được bồi thường 10 triệu yên, tổng cộng 20 triệu yên (khoảng 3,2 tỷ đồng).
Luật sư bào chữa cho biết hệ thống cứu trợ trẻ em bị hại đã thất bại. Mặc dù không chỉ có hai học sinh này bị hại, nhưng ít nhất phải làm sáng tỏ những gì đã xảy ra với hai người này tại hiện trường.
Chính quyền thành phố Himeji, bị kiện, đã phản hồi rằng họ rất coi trọng vụ việc này và đang hy vọng sau khi các cơ quan pháp luật xem xét chi tiết nội dung điều tra, sẽ đưa ra phản hồi nghiêm túc dựa trên cơ sở đó.