Tại nhiều vùng nông thôn Trung Quốc, người nghèo không lấy được vợ phải chịu cảnh độc thân đã đành, đằng này lại có cả những người không tính là khó khăn nhưng phải tiêu một khoản kếch xù để cưới vợ nên cũng lập tức biến thành người nghèo.
- Thấy cô gái ngủ say, người đàn ông sờ soạng khắp cơ thể, phản ứng lúc bị bắt quả tang mới gây bức xúc nhất
- Dù có chồng con, người phụ nữ vẫn thường xuyên 'ê a' cùng bác sĩ trên ô tô tại bãi đậu xe siêu thị
Tính đến cuối năm 2018, Trung Quốc có khoảng 714 triệu đàn ông trong khi chỉ có gần 682 triệu phụ nữ, tương đương tỉ lệ 105 nam/100 nữ. Hơn 10 năm qua, chênh lệch giới tính ngày càng nghiêm trọng, khu vực nông thôn các tỉnh An Huy, Quảng Đông, Hồ Bắc (Trung Quốc) mất cân bằng giới tính đã chạm tới cấp độ dị thường, với tỉ lệ sinh 120 bé trai/100 bé gái. Hiện trạng này được cho là có liên quan mật thiết với tư tưởng "trọng nam khinh nữ" từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người, dẫn đến những hệ lụy khó lường.
"Theo đà này, Trung Quốc 30 năm nữa sẽ có khoảng 30 triệu đàn ông không lấy được vợ." - Ông Địch Chấn Vũ, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu nhân khẩu và phát triển, Đại học Nhân dân Trung Quốc khẳng định.
Tại khu vực phía Bắc thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy (Trung Quốc), hầu hết những người trẻ tuổi đều đến các thành phố lớn làm việc, ở nông thôn chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ. Theo một chương trình truyền hình của đài BBC (Anh), tại một vùng nông thôn với tổng cộng 1.600 nhân khẩu thì đã có tới 112 đàn ông độc thân trong độ tuổi từ 30-55.
Kết quả tổng điều tra dân số lần thứ 6 của Trung Quốc chỉ rõ, tại khu vực thành thị thuộc tỉnh An Huy, tỉ lệ sinh con đầu lòng bé trai/bé gái là 108,78/100, nhưng tỉ lệ này ở lần sinh thứ 2 là 155,37/100 và lên tới con số khủng khiếp 171,38/100 tại một số vùng nông thôn. Mất cân bằng giới tính ngày một trầm trọng, đàn ông nông thôn không tìm được vợ trở thành hiện tượng vô cùng phổ biến, những thôn làng ấy được gọi chung bằng cái tên: thôn độc thân. Đa phần những người đàn ông này đều thuộc nhóm nghèo khó, tại "thị trường" hôn nhân cạnh tranh khốc liệt bị đánh giá năng lực thấp, "bị ép phải độc thân".
Nhà báo, tác giả người Mỹ Robert Wright từng đề cập trong tác phẩm The Moral Animal như sau: "Khiến cho đa số đàn ông không có vợ chẳng những không công bằng mà còn là một mối nguy", bởi trạng thái bị kìm hãm cùng áp lực kéo dài của những người đàn ông không tìm được vợ tiềm ẩn nhiều vấn đề xã hội.
Cách đây không lâu, vụ án nữ sinh 16 tuổi người huyện Phượng Hoàng, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) bị bắt cóc làm "nô lệ tình dục" suốt 24 ngày đã khiến dư luận nước này không khỏi bàng hoàng và căm phẫn. Hung thủ Long Hỉ là một gã đàn ông đã 50 tuổi nhưng vẫn chưa lấy được vợ, đam mê xem "phim đen", tâm lý vặn vẹo, biến thái. Khi nảy ra ý định bắt giam thiếu nữ làm "nô lệ tình dục", hắn lên mạng mua xích sắt, roi điện, da và tóc giả rồi chờ thời cơ gây án.
Ngày 13/2/2019, hung thủ bắt gặp nạn nhân, dùng bạo lực khống chế rồi đem giam dưới tầng hầm đã chuẩn bị sẵn trước đó. Hắn đe dọa và phát sinh quan hệ với bé gái 16 tuổi. Tòa án phán quyết bị cáo thủ đoạn tàn nhẫn, ra tay ác liệt, hành vi phạm tội cực kỳ nghiêm trọng, gây phẫn nộ trong xã hội, tuyên phạt 2 năm tù có thời hạn tội tàng trữ vũ khí trái phép, tử hình vì tội cưỡng hiếp, bồi thường cho bị hại 80 nghìn tệ (tương đương 285 triệu đồng).
Lao đao vì cưới vợ
Tại thôn Phật Điện Loan (huyện Khánh Thành, thành phố Khánh Dương, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc), gia đình Trương Hồ gần đây buồn vui lẫn lộn, vui vì cuối cùng cũng đã cưới được vợ cho con trai, buồn vì gia đình lại một lần nữa quay lại cảnh bần hàn, bởi đã dốc toàn lực chi trả chi phí lấy vợ cho con mà vẫn phải vay nợ thêm 150 nghìn tệ (hơn 530 triệu đồng).
Trước đây quan niệm trọng nam khinh nữ quá nặng nề, người người nhà nhà đều muốn sinh con trai dẫn đến việc thừa nam thiếu nữ, đàn ông muốn lấy được vợ phải cạnh tranh khốc liệt, không có tiền cưới hỏi thì chỉ có thể tiếp tục độc thân. Việc này ít nhiều đã gián tiếp phát sinh nạn mại dâm, bạo lực gia đình, mua bán hôn nhân và nhiều yếu tố gây bất ổn xã hội khác.
Sính lễ "tăng giá" khiến hôn nhân mất đi ý nghĩa vốn có của nó. "Các cô gái cũng không muốn bị gả đến một nơi nghèo khó, càng là những địa phương nghèo, sính lễ càng cao." - Trương Hồ cay đắng chia sẻ.
Những năm gần đây, thay vì chúc phúc, ở nhiều vùng nông thôn Trung Quốc người ta đã hình thành thói quen hỏi "mất bao nhiêu tiền" mỗi khi nhìn thấy có đám cưới. Người nghèo không lấy được vợ đã đành, có những người không tính là nghèo khó nhưng phải tiêu một khoản kếch xù để cưới vợ rồi cũng lập tức biến thành người nghèo.
Từ một góc độ nào đó, thực trạng "kinh doanh" hôn nhân, mua bán phụ nữ, bắt cóc, cưỡng hiếp ngày càng có chiều hướng gia tăng không khỏi có liên quan mật thiết đến một số lượng lớn đàn ông "ế vợ".