Tại một ngôi làng phía nam Bangalore thuộc bang Madras, Ấn Độ có hơn 200 dân làng bất kể đàn ông, phụ nữ, già hay trẻ, họ đều có vẻ ngoài giống nhau. Hiện tượng kỳ lạ này vẫn là một bí ẩn mà khoa học hiện đại chưa thể giải đáp.
- 10 điều thú vị về Thổ Nhĩ Kỳ có thể bạn chưa biết
- Người dân ở Trung Âu "khốn đốn" vì trận lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ
Ông Biharz, một chuyên gia di truyền học người Đức, từng đến thăm làng Harragona để tìm hiểu, lập tức bị choáng ngợp bởi ngoại hình đặc biệt của người dân trong làng.
Ngôi làng Harragona này đã nhận được rất nhiều sự chú ý khi có tới hàng trăm người dân có ngoại hình rất giống nhau nhưng lại không hề có quan hệ huyết thống.
Chuyên gia người Đức đã phát hiện rằng, các đặc điểm trên khuôn mặt của cư dân trong làng gần như giống hệt nhau. Họ có chiếc mũi tựa hình nón, lông mày rậm với đôi môi rất dày. Điều này khó để phân biệt họ chỉ bằng mắt thường.
Một cụ ông 80 tuổi trong làng cho biết: “Chúng tôi không dựa vào khuôn mặt để nhận dạng nhau. Chúng tôi chỉ cần nghe giọng nói và cách họ bước đi để xác định họ là ai”.
Cụ ông nói thêm, người trong làng có nhiều cách để phân biệt chẳng hạn như có người cao, có người thấp, có người béo, có người gầy, hơn nữa, có người già, trẻ em, đàn ông,.. Quần áo họ mặc có kiểu dáng, họa tiết, màu sắc và phụ kiện khác nhau nên không khó để chúng tôi nhận ra nhau.
Sau nhiều tìm hiểu và phân tích, các nhà khoa học đã đưa ra lời giải thuyết phục nguyên nhân khiến người dân ở làng Haragonnan có ngoại hình giống nhau là do hiện tượng song trùng.
Hiện tượng song trùng (doppelgängers) là thuật ngữ mà các nhà khoa học dùng để chỉ những người không cùng huyết thống, không có bất cứ quan hệ họ hàng nào với nhau nhưng họ lại có ngoại hình giống hệt nhau.
Hơn nữa, qua quá trình nghiên cứu các nhà khoa học cũng phát hiện tại làng Haragonnan đất và nguồn nước đều có nồng độ cao chứa các nguyên tố bismuth và bạch kim. Mà hai nguyên tố này có thể gây những ảnh hưởng nhất định đến cơ thể của phụ nữ mang thai trong làng, dẫn đến những thay đổi kỳ lạ trong sự phát triển của thai nhi.
Một số nhà khoa học cũng nhận định nguyên nhân khiến dân làng giống nhau chủ yếu là do tập quán "hôn nhân khép kín" ở trong làng. Từ thời xa xưa, họ ít giao tiếp với bên ngoài và thường kết hôn với người cùng làng dẫn đến sự giống nhau ngày càng tăng về mặt ngoại hình qua nhiều thế hệ.
Các nhà khoa học có suy luận riêng của mình nhưng không ai có thể đưa ra bằng chứng và lý luận khoa học về hiện tượng này.
Những trường hợp khác huyết thống nhưng giống hệt nhau trên thế giới
Nhiếp ảnh gia Francois Brunelle đã khiến người xem giật mình khi công bố ảnh chân dung của những người khác huyết thống giống hệt nhau như đúc này.
Francois Brunelle sống ở Quebec. Ông bắt đầu nghiên cứu về gương mặt con người từ khi theo nghiệp nhiếp ảnh năm 1968. Ông làm việc trong dự án có tên I’m Not a Look-Alike và đi khắp nơi tìm kiếm, chụp ảnh những người khác huyết thống giống hệt nhau như sinh đôi.