Đại dịch sắp tới có thể còn tồi tệ hơn Covid 19 - 'mẹ đẻ' của vaccine AstraZeneca cảnh báo

Thế giới 17/10/2021 15:35

Khi mà sự tài phá của virus Corona vẫn còn chưa kết thúc, "mẹ đẻ" của vaccine AstraZeneca đã cảnh báo rằng virus Nipah có thể sẽ gây ra đại dịch kinh khủng hơn cả Covid-19 gấp nhiều lần.

Tại lễ hội văn học quốc tế Cheltenham được tổ chức vào thứ năm, ngày 14/10 vừa qua, Giáo sư Tiêm chủng Sara Gilbert - còn được biết đến là "mẹ đẻ" của vaccine AstraZeneca - đã cho biết, nếu virus Nipah có một biến thể giống với Delta, các kịch bản được dự báo trước có thể sẽ rất thảm khốc.

virus nipah 1
Giáo sư Tiêm chủng Sara Gilbert cảnh báo, virus Nipah sẽ gây ra một 'kịch bản' thảm khốc cho nhân loại - Ảnh: Indiatimes

"Nếu chẳng may virus Nipah có một biến thể giống với Delta, chúng ta sẽ phải đối mặt với một loại virus có khả năng lây truyền cao cùng với tỷ lệ tử vong lên đến 50%." - Sarah Gilbert cho hay.

Nguồn gốc của virus Nipah

Virus Nipah thật ra không phải mới xuất hiện, nó vốn đã có mặt trên trái đất trong nhiều năm qua. Lần đầu virus Nipah được phát hiện là vào năm 1999 ở miền trung Malaysia. Những con dơi ở đây đã bị nhiễm bệnh từ trước, chúng ăn trái cây treo ở trên các trang trại lợn, sau đó lợn ăn thức ăn thừa của chúng và virus Nipah từ lợn xâm nhập vào cơ thể con người.

Cách thức lây truyền của Virus Nipah

Virus Nipah lâu truyền khi một cá thể tiếp xúc không an toàn (không có đồ bảo hộ) với các chất được tiết ra từ cơ thể lợn (mồ hôi, nước bọt, phân, nước tiểu,...) hoặc với mô của động vật bị nhiễm bệnh. Con người cũng có thể bị nhiễm virus Nipah từ động vật, thực phẩm đã nhiễm bệnh hoặc giữa người với người.

Tại Malaysia, có 105 người đã tử vong trong vòng 8 tháng kể từ khi nhiễm virus Nipah, nhiều người rơi vào hôn mê, những người khác bị sốt cao và viêm não. Thống kê cho thấy, có đến 40% người nhiễm virus Nipah đã qua đời.

virus nipah 2
Virus Nipah có nguồn bệnh là các loài dơi ăn quả ở miền trung Malaysia - Ảnh: Internet

Sự nguy hiểm của virus Nipah

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do virus Nipah lên đến từ 40-75%. Người nhiễm virus này có thể bị nhiễm trùng không triệu chứng với đủ mức độ từ nhẹ đến nặng, suy hô hấp và viêm não dẫn đến tử vong.

Những người bị nhiễm virus đầu tiên sẽ bị sốt, nhức đầu, nôn mửa, đau cơ và bụng. Ở gia đoạn sau, người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ, ý thức không tỉnh táo và xuất hiện các triệu chứng của viêm não. Một số khác bị viêm phổi và vài các biến chứng thần kinh khác. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị hôn mê li bì.

virus nipah 3
Tỷ lệ tử vong khi mắc virus Nipah lên đến 40-75% - Ảnh: Indiatimes

Tình hình hiện tại của virus Nipah

Virus Nipah rất phổ biến ở Cộng hoà Nhân dân Bangladesh - nơi được cho là đã hứng chịu sự bùng nổ của virus này mỗi năm, cũng như vùng Đông Ấn Độ. Theo WHO, việc tiêu thụ trái cây hoặc các sản phẩm từ trái cây như nước ép chà là sống đã từng tiếp xúc với nước tiểu hoặc nước bọt của dơi đã nhiễm bệnh rất có thể là nguồn lây bệnh.

Ngoài ra, các quốc gia khác cũng có thể gặp rủi ro là Campuchia, Indonesia, Ghana, Thái Lan, Phi-líp-pin do sự hiện diện của một số loại dơi thuộc học Pteropodidae gây ra ra bệnh này.

Từ năm 2001 đến năm 2008, gần một nửa số ca nhiễm virus Nipah được báo cáo tại Bangladesh là do lây truyền từ bệnh nhân sang người chăm sóc họ.

Những phương thuốc hoặc cách chữa trị dành cho virus Nipah

Đáng buồn thay, cho đến hiện tại vẫn chưa có bất kỳ một phương pháp điều trị hay loại vaccine nào có thể dùng để ngăn chặn loại virus nguy hiểm này. Phương thức điều trị duy nhất là chăm sóc một cách tích cực.

Người phụ nữ buộc phải cắt bỏ tứ chi vì biến chứng của Covid-19

Biến chứng của Covid-19 đã gây ra các khối máu bị đông ở tay và chân của người phụ nữ này khiến cô phải cắt đi cả 4 chi để bảo toàn mạng sống.

TIN MỚI NHẤT