Không thể đo lường bằng ngân lượng, song loại "tài sản" này quý hơn cả biệt thự, xe sang.
- Trong đêm giông, tôi chết lặng nhìn chị dâu ‘goá phụ’ đang ‘quần nhau’ cùng bố chồng, khi biết bị phát hiện họ chỉ đưa ra một thứ, khiến tôi vừa khóc vừa cười
- Nửa đêm giật mình tỉnh giấc không thấy vợ đâu, mò mẫm đi tìm thì nghe tiếng thở gấp vọng ra từ phòng bố mình, tá hỏa chạy ập vào nhìn cảnh tượng trước mắt tôi chết lặng
Cha mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cháu mình. Trước đây, nhiều người vẫn luôn quan niệm rằng dành cả đời làm lụng với mong muốn có được mảnh đất hay khoản tiết kiệm dành cho con cháu, thậm là cả biệt thự, xe sang. Họ cho rằng chỉ cần con cái mình giàu là đủ.
Song với tư duy nhìn xa trông rộng, nhiều bậc phụ huynh xác định rõ gia sản con cái thừa kế không phải là vật chất. Đối với họ, 3 ‘tài sản’ dưới đây mới thực sự đáng quý để thừa kế.
1. Sự biết ơn
Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều người không cảm nhận được hạnh phúc của mình. Hễ không vừa ý là oán trời trách phận, oán cha mẹ oán người khác. Họ cho rằng tất cả mọi chuyện mà người khác làm cho mình đều là lẽ đương nhiên.
Nhưng thực ra, trên đời, chỉ có cha mẹ mới là người tốt với bạn vô điều kiện, cho bạn mọi thứ mà không đòi hỏi gì hết. Thế nên, cha mẹ nên dạy con sự biết ơn và trân quý những gì đang có. Chỉ có như vậy, đứa trẻ mới không trở nên ích kỷ, tư lợi và biết hài lòng với cuộc sống của mình.
2. Khả năng tự lập
Dẫu là một tỷ phú, song Warren Buffett không hề để lại nhiều tài sản cho các con của mình. Thay vào đó, ông đã hiến tặng 85% tài sản cho việc làm từ thiện.
Một phóng viên người Mỹ đã từng phỏng vấn Buffett và hỏi: "Ông đã hiến tặng phần lớn tài sản của mình, ông sẽ để lại gì cho các con?". Buffett trả lời: "Tôi đã trao số tài sản quý giá nhất của mình cho các con. Hàng trăm triệu không mang lại nhiều khả năng và sự phát triển cho con người, ngược lại nó sẽ tiêu hao đi niềm đam mê và lý tưởng.
Ở một khía cạnh nào đó, tiền bạc chỉ là một dãy số vô nghĩa, chỉ có tính cách lạc quan, tự tin, can đảm và siêng năng mới có thể gặt hái được hạnh phúc và làm giàu cho cuộc sống".
Điều mà ông thừa kế cho các con của mình, đó là khả năng tự lập để có thể đứng vững trên đôi chân của mình.
Theo quan điểm của ông, kẻ được chống lưng đều sẽ gục ngã. Cha mẹ chỉ là người định hướng cho con và không thể đồng hành cùng con trong suốt quãng đời còn lại. Vì thế, ông dạy con cách tự tìm chuyên ngành, công việc theo sở thích để có thể tự kiếm sống.
Khi các con gặp khó khăn, ông không dùng tiền để giải quyết. Thay vào đó, ông sử dụng kinh nghiệm và trí tuệ của mình để cho chúng lời khuyên. Còn lại, sự quyết định ông đều cho các con các lựa chọn. Buffett từng khẳng định: "Nếu bạn cho chúng đủ tiền và để chúng làm bất cứ điều gì chúng muốn. Điều đó sẽ khiến chúng không làm được gì cả".
Đúng vậy, cha mẹ không thể che chắn suốt đời cho con cái. Dạy cho con sự tự lập để chúng có đôi cứng cứng cáp chính là tài sản quý giá nhất.
3. Thói quen đọc sách
Do Thái luôn nổi tiếng là dân tộc thông minh và giàu có hàng đầu thế giới. Danh xưng này không phải đến một cách ngẫu nhiên và cũng không phải do họ có một gen di truyền đặc biệt. Tất cả phụ thuộc phần lớn vào thói quen đọc sách. Sách mang đến cho họ những kiến thức, trí tuệ, những giá trị tâm hồn, từ đó rèn giũa sự thông minh và phát huy tính sáng tạo.
Chính vì thế ngay từ khi còn nhỏ, các bà mẹ Do Thái đã tạo cho con thói quen thích sách bằng cách dùng mẹo nhỏ giọt mật ong lên cuốn sách để thu hút các em nhỏ. Bằng cách này, họ đã dạy con rằng sách là một điều rất đỗi ngọt ngào và thơm tho.
Thực tế, việc đọc sách đem lại cho chúng ta lợi ích tuyệt vời. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway là một trong những người giàu nhất thế giới nói rằng ông dành khoảng 5-6 giờ mỗi ngày để đọc ít nhất 5 tờ báo và cũng đọc qua các trang tài liệu tài chính mỗi ngày. Ông ước tính 80% thời gian làm việc trong ngày dành cho đọc sách.
Thậm chí khi được hỏi làm thế nào để có thể thông minh hơn, Buffett đã cầm lên một tập giấy dày và nói "đọc 500 trang trách mỗi ngày, đó là cách tích luỹ kiến thức, bồi dưỡng sự thông minh".
Vậy nên để bồi dưỡng thói quen đọc sách cho trẻ, cha mẹ nhất định cung cấp cho con không gian đọc sách tốt nhất. Đặc biệt, bản thân cha mẹ cũng phải làm gương cho con bằng cách tự mình rèn luyện thói quen đọc sách. Nếu trẻ có thể tìm được một vùng đất yên tĩnh của tâm hồn trong văn chương thì có thể xem đây chính là sự giàu có trong tinh thần mà hiếm ai có được.