Làm vợ, làm mẹ, làm dâu hẳn là công việc khó nhất thế giới. Bởi người đàn bà phải nấu ăn ngon, biết chăm lo nhà cửa nhưng phải giỏi kiếm tiền, biết chăm chút không để bản thân xuề xòa nhưng lại phải biết tiết kiệm. Đàn bà phải ngoan hiền, dịu dàng nhưng ở trên giường phải giỏi “chiều chồng” như gái bán hoa.
- Thủ phạm ngoại tình là đàn ông nhưng đánh ghen chỉ có đàn bà
- Gửi những cô gái chưa chồng: Đừng sống buông thả để khi mang thai lại nói rằng mình ‘lỡ dại’
Đã là phận đàn bà thì ai cũng lắm gian truân. Khổ bởi mang nặng đẻ đau, bởi phải trải qua cảm giác “đàn bà vượt cạn mồ côi một mình”. Đàn bà rồi ai cũng sẽ trải qua nỗi khổ ải ấy. Thế nhưng, làm đàn bà ở Việt Nam còn khổ sở hơn nhiều bởi những định kiến, những quan niệm xưa cũ.
Đàn bà xinh đẹp, chăm chút vẻ bề ngoài sẽ bị nói là chưng diện. Đàn bà ăn mặc giản dị sẽ bị chê quê mùa. Đàn bà bước ra xã hội đi làm sẽ bị nói không biết chăm lo cho gia đình. Đàn bà ở nhà vun vén nhà cửa, chăm sóc con cái sẽ bị thiên hạ mặc nhiên hai từ “ăn bám”.
Đàn ông thành công thì nhờ tài giỏi, đàn bà thành đạt thì nhiều người nói sau lưng là nhờ nhan sắc tiến thân. Đàn bà muốn sống độc thân thì bị chê rằng gái ế, chẳng ai thèm rước. Đàn bà bỏ chồng tệ bạc thì thiên hạ bĩu môi: “Cái ngữ chẳng ra gì mới đi bỏ chồng”. Vậy làm đàn bà ở Việt Nam chẳng phải là khó vạn lần những người phụ nữ khác hay sao?
Ngay từ khi còn là bé gái, chúng ta đã được cái bà, các mẹ rỉ vào tai những điều để sau này trở thành một người vợ hoàn hảo. Phải nấu ăn ngon, phải biết chăm chút nhà cửa. Lỡ vụng về liền bị mắng: “Sau này đừng để người ta nói nhà này không biết dạy con”. Như vậy mới thấy, những quan niệm về “công, dung, ngôn, hạnh” vẫn ăn sâu rất nhiều trong nếp sống của nhiều người.
Làm vợ, làm mẹ, làm dâu hẳn là công việc khó nhất thế giới. Bởi người đàn bà phải nấu ăn ngon, biết vun vén nhà cửa nhưng phải giỏi kiếm tiền, biết chăm chút không để bản thân xuề xòa nhưng lại phải biết tiết kiệm. Đàn bà phải ngoan hiền, dịu dàng nhưng ở trên giường phải giỏi “chiều chồng” như gái bán hoa. Đàn bà phải biết đối nhân xử thế, làm vui lòng cha mẹ, họ hàng nhà chồng. Nuôi con hiện đại nhưng phải biết kết hợp với những biện pháp dân gian. Đàn bà Việt Nam từ lâu đã trở thành những “siêu nhân” như thế đó!
Có những nỗi khổ ải, cô đơn tận cùng mà chỉ những người đàn bà mới thấu. Áp lực và sự mệt mỏi không đến từ xã hội mà đến từ những người bên cạnh. Lẽ ra, những người phụ nữ, những người vợ phải được trân trọng, được quan tâm bởi những cố gắng của họ cho gia đình. Thế nhưng, chồng, gia đình chồng - bất kì ai cũng có thể lên tiếng chê bai, nhiếc móc bởi những gì đàn bà chưa làm được. Phận đàn bà khổ như thế đó!
Đàn bà ai cũng muốn sống cho mình, ai cũng muốn được chăm sóc và yêu thương bản thân. Nhưng nếu họ thương bản thân thì ai sẽ thay họ chăm sóc con cái và vun vén gia đình? Trái tim đàn bà không như đàn ông, họ gom hết những nỗi cô đơn, những giọt nước mắt cho riêng mình để sống cho con, cho chồng. Đàn ông à, mấy ai có tâm để hiểu thấu người đàn bà bên cạnh mình đã sống cô đơn như thế nào?