Dù là cô em dâu bé nhất nhà nhưng lại hay hoạnh họe và thích giở trò, bắt nạt các anh chị! Không thể nhân nhượng được nữa, tôi gằng giọng mắng lại em dâu.
- Ngày gia đình gặp mặt tính chuyện cưới xin, sau bữa cơm với nhà trai, mẹ vội ngăn con gái kết hôn vì 3 điểm bất thường
- Bị bố chồng coi thường ngay từ ngày đầu về ra mắt, con dâu quyết tâm thay đổi để thuận lòng thì bất ngờ bị mắng nhiếc, đuổi thẳng cổ ra khỏi nhà
Tôi đang trong trạng thái phẫn uất với em dâu nên có thể ngôn từ hơi thiếu kiềm chế. Nhưng quả thực nếu ai rơi vào hoàn cảnh của tôi cũng sẽ thấu hiểu. Một cô em dâu bé nhất nhà nhưng lại hay hoạnh họe và thích giở trò, bắt nạt các anh chị!
Bố mẹ chồng tôi có ba người con, một chị cả và hai em trai. Chị lớn đã lấy chồng và theo chồng ra Bắc sống, thi thoảng một năm vài lần chị mới trở về quê thăm bố mẹ. Chồng tôi là con thứ, lấy tôi và sinh sống, lập nghiệp ở TP.HCM. Cuối cùng là em trai út, lấy vợ ở quê sống ở gần bố mẹ.
Hiện tại hai ông bà đằng nội cũng đã già cả rồi nên mọi chuyện chỉ trông cậy vào cô chú út. Vợ chồng tôi ở trên thành phố phải làm việc vất vả đầu tắt mặt tối. Nhiều lúc muốn nghỉ một ngày để về thăm bố mẹ cũng khó. Đã vậy chúng tôi có hai cháu nhỏ, các cháu còn vướng bận rất nhiều việc liên quan tới học hành, tôi lại càng thêm bận bịu.
Ngay từ khi bố mẹ chồng bắt đầu có dấu hiệu sức khỏe giảm sút, xuất hiện tình trạng nhớ nhớ quên quên, tôi đã bàn bạc với chồng kỹ lưỡng. Bởi đây sẽ là cuộc chiến dài hơi, mình cần chuẩn bị một hành trình rất lâu để trách nhiệm và nghĩa vụ không trở thành gánh nặng.
Cũng từ lúc đó, vợ chồng tôi định sẽ nhờ em trai, em dâu sát sao với bố mẹ hơn, các khoản trợ cấp anh chị sẽ giúp đỡ. Kể cả khoản tiền góp chung đám cưới đám ma thì nhà chú út cũng không cần bỏ ra một đồng. Kinh tế nhà tôi và nhà chị gái khá giả, chắc chắn sẽ làm chỗ dựa tốt.
Tôi cũng lường trước được nhiều vấn đề, ví dụ như nhà chú út chê thù lao ít, công việc nặng vất vả. Nên ban đầu tôi nói thẳng trước gia đình: "Anh chị làm thế này không phải để bắt ép cô chú gì cả. Chỉ là có mỗi hai em sống gần bố mẹ nên mới nhờ vả, hãy nhìn nhận dưới góc độ tự nguyện. Nếu cô chú có việc riêng thì chị sẽ đi tìm một người giúp việc bên ngoài. Mỗi tháng anh chị sẽ đưa 10 triệu đồng bao gồm cả tiền ăn của bố mẹ và tiền công coi như cảm ơn".
Em dâu cũng tỏ ra ngang bướng nhưng vì tôi nói quả quyết nên cuối cùng cô chú ấy cũng nhận lời.
Tính đến nay, hai em đã chăm sóc bố mẹ chu đáo và nhận trợ cấp của anh chị được khoảng gần 1 năm trời. Nhưng dạo gần đây, em dâu liên tục có những biểu hiện phàn nàn kêu ca.
Hết gọi điện rồi nhắn tin, em dâu chỉ biết than thở rằng cuộc sống ngày một khó khăn, hai ông bà ăn tiêu nhiều, 10 triệu chỉ là một con số rất nhỏ. Nói thật tôi biết thừa em dâu chỉ đang muốn đòi hỏi thêm và tỏ vẻ khó khăn vậy thôi. Chứ hàng xóm láng giềng xung quanh đều bảo bố mẹ tôi ăn uống tiết kiệm, không đến mức con dâu phải lo lắng chi tiêu.
Đỉnh điểm là một lần mới đây về quê, em dâu nói trước tất cả mọi người với giọng hờn dỗi, kiểu "Nếu còn giữ mức 10 triệu/tháng này thì thiệt cho vợ chồng em quá. Anh chị trên thành phố nào có hiểu nỗi lòng của những người ở quê đâu...".
Không thể nhân nhượng được nữa, tôi gằng giọng mắng lại em dâu: "Những lúc anh chị ăn nên làm ra thì anh chị cũng đưa thêm tiền cho cô chú chứ 10 triệu kia chỉ là con số cơ bản. Lúc đó chẳng thấy ai mở mồm ra cảm ơn. Bây giờ đang dịch bệnh làm ăn khó khăn, anh chị vẫn không trả thiếu một xu. Còn cô chú đã không thông cảm thì chớ, đằng này đòi hỏi quá đáng. Không muốn chăm bố mẹ nữa thì nghỉ đi, anh chị nhờ người ngoài, để xem lúc đó hàng xóm có cười vào mặt con út ở ngay gần mà làm ngơ không?".
Chị cả cũng lên tiếng bênh vực tôi và chỉ trích em dâu vô trách nhiệm, thích đòi hỏi. Ả ta cứng họng chỉ biết nín bặt. Còn em trai chồng thì xin lỗi vì đã cư xử không phải phép với anh chị. Tôi cũng hết lời với cô em dâu này, phải chăng trước giờ chúng tôi vẫn quá nhân nhượng cho cô ta? Thực sự đau đầu quá, mà cuộc chiến này vẫn còn rất dài phía trước...