Tôi tin sau những lý lẽ đanh thép của mình thì họ sẽ không nhắc lại chuyện này nữa.
- Bạn thân ngang nhiên cưỡng hôn chồng trong đám cưới, tôi mỉm cười rồi trả đũa "ngọt ngào" khiến ả run rẩy
- Nửa đêm thấy chồng dọn quần áo cho vào túi, thấy lạ nên tôi hỏi và choáng váng khi nhận được câu trả lời
Nói thẳng ra thì các anh em trong nhà chồng không ưa gì nhau, suốt ngày chỉ "cà khịa" để thể hiện cũng như dìm hàng đối phương. Tôi cũng lấy làm lạ, về sống chung một nhà đáng lý phải hỗ trợ nhau, đằng này chuyên môn có kiểu "kém miếng khó chịu". Chắc có lẽ một phần là vì mẹ chồng không đứng ra dạy dỗ con cái đàng hoàng, đã vậy còn hùa theo để làm các con chia rẽ, xích mích.
Tôi biết gia đình nhà ấy vốn không ủng hộ cho con trai lấy tôi. Bởi tôi là một kiểu phụ nữ độc lập, tự chủ, không dựa dẫm lại còn rất tham vọng. Các cụ giữ tư tưởng cổ hủ, không muốn con dâu lấn lướt quá kẻo chồng bị lép vế. Vả lại, tôi nhìn ra tính cách phần lớn của gia đình nhà chồng là muốn sống ổn định, "ăn chắc mặc bền", dĩ nhiên tư duy mới mẻ như tôi sẽ khó lòng thỏa mãn họ.
Những năm đầu khi mới về làm dâu, tôi chưa cảm nhận rõ nét sự khác biệt về tư duy cũng như lối hành xử. Đây cũng chính là khoảng thời gian yên ả nhất trong hôn nhân. Tuy nhiên mọi vấn đề bắt đầu sau khi tôi sinh cháu thứ nhất.
Chồng tôi là con trưởng, theo lẽ tất nhiên cả nhà anh sẽ mong tôi đẻ con trai. Vậy mà bé đầu tiên là con gái, nên ắt họ cũng mong ngóng tôi sớm sinh cháu thứ hai. Bản thân tôi nghĩ tới chuyện này nhưng chưa phải bây giờ. Sinh hai con là mong muốn của tôi, song trong cuộc sống cũng còn nhiều hoài bão, dự định khác nữa.
Thực ra, một phần tôi vẫn chưa muốn sinh con là bởi sau lần đẻ đầu, tôi dần mất đi hứng thú chuyện "giường chiếu". Tôi nghĩ bản thân cần một khoảng thời gian để nạp lại năng lượng và tìm kiếm nguồn cảm hứng mới mẻ hơn. Cũng may chồng tôi rất thông cảm cho vợ ở khoản này, anh không hề lên tiếng đòi hỏi gì quá đáng. Tôi tin chồng tôi thấu hiểu vợ chứ chẳng có chuyện "bóc bánh trả tiền" bên ngoài như nhiều gã đàn ông khác.
Tuy vậy, mẹ chồng và đặc biệt là "giặc bên Ngô" không buông tha cho tôi. Mẹ chồng cũng mong có cháu trai thì đã đành, nhưng "giặc bên Ngô" thì vì không ưa các anh em nên cũng lời ra tiếng vào "bơm đểu".
Tôi quyết chẳng thể để chuyện họ nói này nói nọ trở thành tiền lệ, nếu không cơn hành hạ về tinh thần sẽ còn kéo dài dai dẳng. Đặc biệt những dịp Tết, cuối năm, kiểu gì trong các bữa cơm gia đình sẽ còn bị lặp đi lặp lại chủ đề muôn thuở.
Hôm đó, khi cả nhà tụ tập ăn uống vui vẻ, mẹ chồng có cất lời: "Con tính thế nào đẻ thêm đứa thứ hai đi cho nhàn. Có gái rồi thì mình đẻ thêm trai, nối dõi tổ tiên. Đẻ sớm sớm vào mẹ già rồi đi lúc nào không hay."
Mẹ chồng mới ngoài 50 mà bà đã rào trước như vậy thì quả thật là hơi... quá! Chưa hết, "giặc bên Ngô" cũng không kém khi cạnh khóe: "Chị là dâu trưởng, chị nên biết nghĩa vụ của mình thì hơn đừng để mẹ phải giục mãi nhức hết cả đầu."
Theo như tính toán từ trước, tôi lẳng lặng vào phòng mang ra tờ giấy hợp đồng lao động và đưa thẳng mặt hai người họ, nói những lời đanh thép:
"Con vừa được thăng chức, lương cao hơn rất nhiều. Nếu bây giờ con đẻ thêm, sẽ gây ảnh hưởng tới công ty và đặc biệt con đã cam kết với sếp sẽ không sinh nở gì trong vòng 2 năm tới. Đợi công việc ổn định rồi mới nghĩ tới chuyện khác. Mọi người cứ giục con đẻ nhưng một khi con mà không muốn thì ai ép được?"
Tôi tiếp tục quay sang nói thẳng mặt "giặc bên Ngô": "Chị nghĩ em cũng nên chú ý đến công việc nữa kẻo mai này không có đường lui đâu. Chẳng phải đây là vị trí mà em luôn mơ nhưng mãi chưa có được hay sao?"
Quả nhiên, hai người họ nín bặt không thốt lên được gì. Tôi biết chồng ngồi gần đó cũng ngại nhưng đành phải vậy. Tôi thà làm tổn thương người thân gia đình anh hơn là để mình bị xỉ nhục, hạ bệ. Cuộc chiến với gia đình chồng sẽ còn rất dài nhưng tôi biết mình là ai, đang ở vị trí nào để kiên quyết nói không với sự đối xử tệ bạc trên.
Trong tình huống này tôi hành xử có đúng đắn không?