Nói thật, nghe chồng nói em sốc thực sự vì không thể tưởng tượng nổi anh lại có thể suy nghĩ và nói ra những lời tính toán một cách ấu trĩ, không chút lý lẽ nào như vậy.
- Biết ơn hàng xóm giúp đỡ suốt 6 năm liền vì bị bố mẹ phản đối hôn nhân, ngày chuyển đi, tôi bật khóc nghe ông tiết lộ sự thật ngỡ ngàng
- Vào chăm chồng nằm viện, vợ vô tình nghe được anh nói chuyện một cuộc điện thoại liền lập tức quay lưng bỏ đi, quyết định ly hôn
Bố mẹ chỉ có mình em là con gái nên họ bao bọc, đầu tư hết mực cho ăn học. Tốt nghiệp đi làm, lương thưởng của con gái được bao nhiêu ông bà tuyệt đối không bao giờ động tới. Thi thoảng em biếu vài đồng, nói mãi mẹ mới cầm nhưng bà cũng không tiêu mà bảo chỉ giữ hộ, khi nào em lấy chồng sẽ đưa lại.
Đi làm được 5 năm, em quyết định kết hôn với H. Bọn em làm cùng công ty, điều kiện kinh tế bình thường, lương lậu gọi là đủ sống nên mọi thủ tục chuẩn bị cho hôn lễ, em đều chung tay đóng góp lo chi tiêu với anh. Không ít người có quan điểm, chi phí đám cưới là nhà trai phải tự chịu, em thì không giữ suy nghĩ ấy. Thứ nhất em hiểu hoàn cảnh của H., thứ 2 với em, hôn nhân là việc trọng đại của đôi bên nên cả hai cùng chung sức vì xác định đã là gia đình thì kinh tế sẽ là chung, không phân biệt của vợ hay của chồng.
Nghĩ như vậy nên để chuẩn bị cho hôn lễ được chỉn chu, em rút hết tiền tiết kiệm của mình đưa cho H. sắm sửa từ nhẫn cưới, giường ngủ, tủ quần áo. Thậm chí, vì phòng ngủ của hai vợ chồng quá hẹp, bố mẹ em còn đưa thêm tiền để em với H. tân trang lại cho khang trang, rộng rãi hơn.
Trước cưới, bố mẹ em gọi con gái vào nói chuyện bảo sẽ mở cho em cuốn sổ tiết kiệm làm của hồi môn trao ngày cưới, tuy nhiên em từ chối vì nghĩ các cụ già rồi, cần có tiền phòng thân. Em tự tin ở chính mình, cũng tin ở chồng, hai đứa trẻ khỏe, chịu khó làm ăn chắt bóp, cuộc sống sẽ ổn. Do vậy hôm cưới, mẹ đẻ chỉ lên trao cho em chiếc nhẫn 2 chỉ gọi là có vật kỷ niệm của bố mẹ mang về nhà chồng.
Vậy mà tân hôn hôm ấy, hai đứa về phòng em đã thấy thái độ của chồng có vẻ không được vui. Vợ hỏi chuyện anh ấy trả lời nhát gừng, giọng hằn học không giống với mọi ngày. Em gặng hỏi mãi, anh mới thở dài bảo: 'Tưởng bố mẹ em chỉ có mỗi cô con gái, lúc gả chồng phải đàng hoàng tử tế chút, ai ngờ cho được chỉ vàng. Nhà anh đúng là lỗ đau, bỏ cả đống tiền ra tổ chức cỗ bàn mà không thu về được gì… Bố mẹ em làm anh ngượng mặt với họ hàng'.
Nói thật, nghe chồng nói em sốc thực sự vì không thể tưởng tượng nổi anh lại có thể suy nghĩ và nói ra những lời tính toán một cách ấu trĩ, không chút lý lẽ nào như vậy. Nghĩ ức quá, chẳng còn thiết tới tân hôn, em lớn ngay giọng đáp lại: 'Thế nào mới được gọi là gả con gái một cách đàng hoàng, tử tế? Bố mẹ tôi mang nặng đẻ đau, nuôi tôi ăn học tới khi công thành danh toại thì gả cho anh, không một lời thách cưới, không đòi hỏi gì. Vậy mà anh còn chê họ gả con không đàng hoàng, không tử tế chỉ vì trao của hồi môn ít à?
Anh xem chuyện kết hôn là công việc làm ăn kiếm lời từ nhà gái hay sao mà kêu lỗ như thế. Nếu anh thấy lấy tôi phải chịu thiệt thòi, thua lỗ như vậy thì mình dừng luôn ở đây đi, cũng chưa muộn lắm đâu. Ngay lập tức tôi viết đơn ly hôn, tiền của tôi góp vào làm đám cưới với anh coi như tôi đầu tư sai chỗ, sai người'.
Thấy thái độ của em khẳng khái, quyết liệt thế chồng mới cuống lên giải thích rằng lỡ lời mà em chán chẳng muốn đôi co. Đêm ấy coi như chẳng còn tân hôn động phòng, em giận cả tuần ôm gối ngủ riêng. Tuy giờ vợ chồng đã làm hòa lại, chồng em nhận sai xin sửa nhưng thực sự trong lòng em vẫn còn cảm giác hẫng hụt, thất vọng lắm".
Đám cưới là cái kết đẹp của một tình yêu đã đủ độ chín muồi để đôi bên chính thức thành vợ thành chồng. Đồng thời nó cũng mở ra một hành trình mới có cả hạnh phúc ngọt ngào lẫn thử thách khó khăn đòi hỏi vợ chồng phải đủ thương yêu thấu hiểu mới cùng nhau đi được hết con đường đã chọn. Trong hôn nhân, chỉ một chút tính toát thiệt hơn cũng sẽ là thừa khiến tình cảm vợ chồng rạn vỡ. Do vậy hành động của anh chồng trên thực sự đã gây tổn thương và thất vọng cho vợ nên cô dâu phẫn nộ như vậy cũng là điều dễ hiểu.