Sau một thời gian rất dài chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo, cuối cùng chồng chị cũng phải từ giã vợ cùng hai đứa con yêu thương hết mực. Anh đã rời bỏ cuộc sống hạnh phúc mà hai người vun đắp sau rất nhiều sự kiên cường đối chọi với bệnh tật.
- Nửa đêm đi lấy nước thì 'tá hỏa' ngón chân 'thò' ra dưới gầm giường, vừa nâng chiếc giường lên, tôi quỳ xuống bật khóc
- Bắt quả tang vợ ngoại tình với 'phi công trẻ' trong khách sạn, hùng hổ xông vào đánh ghen thì tá hỏa nhìn thấy gương mặt này
Lúc hai anh chị kết hôn thì bố mẹ chồng cũng đã... ly hôn rất nhiều năm tháng trước đó. Chị không có cơ hội được gặp mặt mẹ chồng. Nghe anh nói, ngay sau khi chia tay với bố anh, mẹ đã nhanh chóng rời đi cùng một người đàn ông nước ngoài giàu có và di cư sang trời tây. Khi đó anh mới mười tuổi, cũng đủ ý thức để hiểu được rằng từ nay sẽ không còn hình bóng của mẹ bên đời mình nữa.
Thật kỳ lạ, cho dù cuộc sống cô đơn, thiếu thốn và cực nhọc như thế nào đi chăng nữa nhưng lại không tác động gì tới vẻ bề ngoài của ba anh. Sau hai mươi năm, vào ngày cưới của anh, nhìn ông chỉnh tề trong bộ vest, nhiều người hẳn dễ nhầm đó là anh trai của chú rể chứ không phải là người đàn ông gà trống nuôi con nhiều năm tháng qua. Vì nhìn ông quá trẻ và hào hoa, thật khó lòng phát hiện được nét thời gian hay một vết chân chim nào trên khuôn mặt của ông.
Vì vậy mà nhiều khi chị còn có cảm giác họ không giống cha con do sự chênh lệch về sự trẻ già hầu như đã bị xóa nhòa. Có một lần bố chồng chở hai đứa con của anh chị đi siêu thị còn bị hiểu lầm đó là ba bố con chứ không phải ba ông cháu.
Ngày mà chồng chị qua đời, một mình ông cáng đáng lo mọi chuyện, không một tiếng thở dài cũng như không một lời than thở. Ông câm lặng dồn nén mọi khổ đau vào trong.
Nhưng vì là bố chồng nên cả ông và chị đều giữ ý, phải có chuyện gì quan trọng lắm, ông mới xuất hiện hoặc liên lạc với chị. Chỉ có điều hai đứa con bé nhỏ của chị, ông đều ghé thăm mỗi tuần nhưng là ghé đón cháu về từ trường mầm non rồi cũng đem trả về chính nơi ấy vào buổi sáng hôm sau khi bắt đầu một ngày mới.
Một lần, nửa đêm con bị sốt cao, chị hoảng hốt điện cho bố chồng nhờ chạy qua đưa cháu đi viện. Nhìn sự nhanh nhẹn, xốc vác của ông chị đỡ lo phần nào. Nhưng lại càng buồn hơn vì hình ảnh của ông chỉ gợi lên nỗi nhớ chồng da diết trong chị.
Đã năm năm trôi qua, các con cũng dần lớn. Nhưng có một điều khó xử là bố mẹ chị giục chị hãy đi bước nữa, vì họ không muốn chị khổ. Thậm chí còn ép cả bố chồng chị hãy khuyên nhủ chị buông bỏ.
Một ngày chị dự định sẽ ôm hai con rời xa thành phố này để đến một vùng nông thôn làm chốn bình yên đi qua những ngày côi cút, đơn lẻ. Hôm ấy, đúng ngày giỗ của chồng thì bố chồng mang tới một kỷ vật đặc biệt của chồng.
Chị mở ra thì là một chiếc đồng hồ, mà ngày đầu quen nhau chị đã tặng cho chồng. Một thời gian dài chị không thấy anh đeo. Rồi chị cũng quên bẵng mất vật kỷ niệm ấy.
Mở nắp hộp ra, chị thấy trong đó còn có một lá thư, bố chồng nói của chồng chị gửi cho chị từ lâu. Anh viết: "Anh đã nói chuyện với bố, bố sẽ thay anh nuôi hai đứa con của chúng mình. Sau khi anh đi mất, em đừng ở vậy, hãy tìm hạnh phúc mới cho mình".
Trong lúc chị bật khóc thì bố chồng nói:
- Khi nào con muốn về thăm các cháu đều được. Đừng chôn vùi thanh xuân của mình như bố. Buồn lắm...
Chị cầm lá thư và chiếc đồng hồ về, tối đó khi nhìn lại nét chữ chị mới phát hiện ra đó chỉ là thư giả. Thì ra, vì để làm vừa lòng bố mẹ đẻ của chị mà bố chồng đã dựng lên màn kịch này để chị mạnh dạn mà đi bước nữa, còn ông sẽ đứng ra nuôi cháu.
Nghĩ tới đó, chị chực khóc, thương bố chồng biết mấy. Có người mẹ nào dám bỏ con thơ đi lấy chồng khác chứ chị thì không thể nào.