Với người Việt, cúng rằm tháng Giêng là ngày lễ quan trọng, chính thức khép lại những ngày Tết Nguyên đán.
- Cúng Rằm tháng Giêng năm 2023 trong nhà hay ngoài trời để gia đạo thuận hòa, làm ăn phát đạt
- Chúc mừng 3 cung hoàng đạo "đỏ cả tình lẫn tiền" năm 2023: Mua nhà, tậu xe, đón vô số tài lộc khủng
Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu) là một phong tục lâu đời của người Việt Nam. Đây là đêm rằm đầu tiên của một năm mới.
Người xưa có câu: "Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng", chính vì thế với người Việt, Tết Nguyên tiêu rất quan trọng. Ngày này, đa phần mọi người đều đến chùa lễ Phật, cầu bình an, cầu sức khỏe hạnh phúc cho gia đình, người thân.
Nguồn gốc của Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên Tiêu
Về nguồn gốc của Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Lại có ý kiến cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật... Nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…
Việc cúng lễ trong ngày này phần lớn được tổ chức tại chùa, vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật để cầu mong quanh năm an lành cho bản thân và gia đình. Hoặc cũng có gia đình Việt Nam tụ tập ở nhà trưởng họ hay nhà thờ họ.
Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường,... Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán.
Rằm tháng Giêng ở các nước
Rằm tháng Giêng ở Thái Lan còn gọi là lễ hội Phật giáo Makha Bucha. Hàng nghìn người tập trung tại ngôi chùa nổi tiếng Wat Phra Dhammakaya (Bangkok) để tiến hàng nghi lễ và thắp sáng 100.000 đèn lồng.
Rằm tháng Giêng ở Đài Loan (Trung Quốc), thay vì thả hoa đăng thì nhiều người ghi những câu ước nguyện vào đèn lồng và thả bay lên trời.
Rằm tháng Giêng ở Trung Quốc người dân treo hàng nghìn chiếc đèn lồng đầy màu sắc, câu đố treo trên đèn lồng, ăn bánh trôi và đoàn tụ với gia đình.
Rằm tháng giêng ở Nhật Bản diễn ra từ ngày 14 đến hết ngày 15, hoặc hết ngày 16 tháng Giêng, như lời cảm ơn phụ nữ đã chăm sóc gia đình và giờ được về thăm bố mẹ đẻ. Dịp này có "Lễ hội lửa", đối câu đối, khai chữ, nướng bánh mochi ăn mong cho mùa màng thu hoạch tốt. Món ăn vào Rằm tháng Giêng của Nhật Bản là cháo đậu đỏ (nấu từ gạo tẻ, đậu đỏ) ăn kèm với bánh mochi, hy vọng màu đỏ xua đi mọi điềm dữ, năm mới người người khỏe mạnh.
Cách cúng Rằm tháng Giêng
Về lễ vật cúng Rằm tháng Giêng, tại gia đình, nếu làm đầy đủ thì phải có 5 mâm (5 đĩa) ở 5 vị trí khác nhau. Một mâm cơm đặt trong nhà, 4 mâm còn lại đặt ở ngoài trời.
Mâm cơm đầu tiên đặt ở ban thờ gia tiên trong nhà. Mâm cơm thứ 2 đặt ở hướng Tây hoặc ban thờ Phật, mâm cơm thứ 3 quay về hướng Đông để thờ các vị vua và các vị Trạng để tưởng nhớ câu chuyện của các vị vua và trạng thời xưa.
Mâm cơm thứ 4 là mâm cơm đặt ở hướng Nam để thờ các vị thần tiên (Long thần thổ địa thổ công táo quân…). Mâm cơm thứ 5 là mâm cơm thờ thượng đế, thờ trời đất đặt ở hướng Bắc hoặc đặt ở giữa.
Tuy nhiên, việc làm mâm cúng không cần thiết phải cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo