Mỗi độ Xuân về, dọn dẹp bàn thờ cuối năm vào ngày nào cho đúng phong thủy vẫn là tập tục được các gia đình Việt quan tâm và thực hiện để chuẩn bị đón Tết sang.
- Bài văn khấn cúng tất niên cuối năm ở cơ quan đầy đủ nhất
- 3 con giáp hưởng lộc trời cho, tiền rơi trúng đầu, có cơ may trúng số độc đắc trong 7 ngày cuối năm 2018
Dường như việc lau dọn, sửa soạn bông cúng, trái cây dâng lên bàn thờ trong năm không quá xa lạ trong mỗi gia đình nhưng cứ đến dịp Tết, dọn bàn thờ cuối năm lại trở nên thiêng liêng, trang trọng và cần chuẩn bị chu đáo hơn.
Cũng giống như thói quen lau dọn, trang trí nhà cửa đón Tết, dọn dẹp bàn thờ là tập tục lưu giữ qua nhiều năm và có những nguyên tắc để bày biện đúng cách và đúng phong thủy.
1. Thời điểm dọn bàn thờ cuối năm
Theo dân gian, bắt đầu từ ngày ông Táo về trời - 23 tháng Chạp là các gia đình đã có thể sắp xếp thời gian lau dọn bàn thờ tổ tiên. Lúc này, chỉ còn một số vị thần nhỏ ở lại chăm sóc, bảo vệ gia chủ nên việc dọn dẹp, lau chùi cũng không ảnh hưởng, mạo phạm đến các thần.
Trong đó, các gia đình có thể thu xếp dọn dẹp bàn thờ vào các ngày:
- Ngày 23 tháng Chạp: Được xem là ngày tốt để dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, giúp gia đình đón năm mới hạnh phúc, nhiều may mắn và phát tài.
- Ngày 29 tháng Chạp: Là ngày tốt để tiến hành làm việc quan trọng, giúp gia chủ rước thuận lợi, tài lộc về nhà
- Ngày 30 tháng Chạp: 30 Tết là ngày dọn bàn thờ cuối năm thích hợp để gia đình cảm nhận không khí Tết cận kề cũng như cầu mong sức khỏe, gia đạo bình an.
2. Cách lau dọn bàn thờ cuối năm
Sau khi đã thu xếp thời điểm dọn dẹp bàn thờ cuối năm vào ngày nào, gia chủ cần tìm hiểu thêm cách dọn, bày biện bàn thờ đúng phong thủy .
Trước khi bắt tay vào việc vệ sinh bàn thờ cuối năm, gia chủ cần ăn mặc tươm tất và khấn dọn bàn thờ cuối năm
Trước khi bắt tay vào việc vệ sinh bàn thờ cuối năm, gia chủ cần ăn mặc tươm tất, gọn gàng và dâng lên bàn thờ một ít hoa quả, thắp hương rồi khấn dọn bàn thờ cuối năm chu đáo để mời các vị thần tạm lánh trong quá trình dọn dẹp.
Sau đó, đợi hương đã tàn, gia chủ có thể bắt đầu dọn dẹp. Đầu tiên là hạ các món đồ cần vệ sinh, lau chùi xuống dưới chứ không trực tiếp lau dọn ngay trên bàn thờ. Chú ý cách dọn bàn thờ cuối năm là không di chuyển hoặc xê dịch bát hương trên bàn.
Tiếp đến, dùng khăn lau sạch hoặc đánh bóng các món đồ thờ và bàn thờ. Nên lau khô trước khi đặt lại vị trí cũ. Thứ tự ưu tiên thực hiện thường là lau bài vị thần Phật, bài vị, di ảnh gia tiên, bát hương rồi mới đến các món đồ cúng khác.
Nếu thay chân nhang trên bát hương, gia chủ không nên lấy hết chân nhang cũ mà nên chừa lại một ít theo số lẻ. Số chân nhang lấy ra nên đem đốt chứ không được vứt nơi dơ bẩn, linh tinh. Nếu tro trong bát hương đầy, tốt nhất nên xúc từng thìa nhỏ chứ không trút ngược hết tro ra ngoài.
Ngoài ra, khi lau bàn thờ cuối năm, cần tránh làm rơi vỡ, hư hỏng đồ cúng, đồ thờ. Trong quá trình dọn dẹp, cần cẩn thận, tỉ mỉ cũng như thể hiện sự thành kính đến các vị thần và tổ tiên.
Như vậy, cuối năm luôn là dịp để chúng ta dành thời gian nhìn lại, sắp xếp nhà cửa, cân nhắc dọn dẹp bàn thờ cuối năm vào ngày nào để chuẩn bị những điều tốt nhất cho năm mới sang. Tuy không cần phải quá câu nệ những tục lệ xưa nhưng khi thực hiện hướng dẫn dọn bàn thờ cuối năm, mỗi gia đình lại chú ý hơn đến việc dọn dẹp từng món đồ và nét văn hóa tín ngưỡng đặc trưng ngày Tết của người Việt ta.