Bàn thờ là nơi linh thiêng, vì vậy nếu như bạn muốn thực hiện bao sái bàn thờ, di dời đồ đạc cần có văn khấn để xin phép các chư vị thần linh. Nếu như không có văn khấn, tự ý động chạm, lau dọn đồ đạc sẽ bị coi là mạo phạm, kinh động đến các chư vị thần linh.
- Đúng ngày mai, thứ Hai 8/1/2024, Thần Tài trao vận may hiếm có, 3 con giáp sự nghiệp thăng tiến như 'Rồng ngẩng đầu', tiền vào như nước chảy, hưởng trọn vinh hoa phú quý
- Tử vi thứ Hai 8/1/2024 của 12 con giáp: Dần - Ngọ tài lộc tấn tới, tiền bạc rủng rỉnh đầy túi, Mão - Tỵ tiền mất tật mang, vận trình ảm đạm không ngờ
Hàng năm, vào mỗi dịp cuối năm, khi mà tết Nguyên đán đã cận kề thì có một thủ tục không thể thiếu đó là việc tỉa chân nhang, báo sái lau dọn ban thờ.
Bao sái tức là lau dọn sạch sẽ ban thờ. Bình thường các gia đình vẫn lau dọn bàn thơ nhưng thường chỉ lau xunh quanh ban thờ không dám động vào bát hương. Tháng Chạp là tháng cúng ông Công ông Táo và chuẩn bị năm mới nên nhiều gia đình nhân lúc ông Công ông Táo chầu trời thì dọn dẹp ban thờ, lau rửa bát hương, thay cốt trong bát hương.
Tỉa chân nhang là nghi thức rút tỉa chân hương đã thắp cả năm đầy trong bát hương để bát hương năm mới nhẹ gọn. Nếu không rút tỉa chân nhang thì bát hương đầy lên khó thắp hương, lại có có nguy cơ gây hỏa hoạn.
Sang tháng Chạp là có thể tỉa chân nhang, phần lớn sau rằm tháng Chạp là làm được. Tỉa chân nhang chọn ngày Hoàng Đạo, kỹ lưỡng hơn chọn ngày hợp với công việc tế tự hoặc ngày bách sự nghi dụng. Thời gian tốt nhất để tỉa chân nhang, báo sai ban thờ là ngày 23, theo quan niệm dân gian đây là ngày ông Công ông Táo về trời, chúng ta dọn dẹp sạch sẽ thể hiện tâm thành tưởng nhớ công ơn của thổ thần táo quân, gia tiên tiền tổ. Và cũng là chuẩn bị đón Tết sạch sẽ, trang nghiêm, từ đó ông Công ông Táo cũng hài lòng mà về tấu Thiên những điều tốt đẹp cho gia chủ.
Khi thực hiện dọn dẹp ban thờ, bao sái bát hương, gia chủ phải có trang phục gọn gàng chỉn chu, sạch sẽ, thể hiện sự tôn kính tổ tiên và thành tâm.
Trước khi thực hiện thì đặt lễ thành tâm thắp hương xin phép tổ tiên được thực hiện việc rửa dọn lau bao sái bát hương ban thờ.
Sử dụng đồ sạch sẽ để lau dọn ban thờ,hứng đỡ bát hương. Những tro cốt, chân hương tỉa ra khỏi bát hương được mang đi đốt chứ không vứt vào thùng rác. Sau đó tro trải xuống sông hoặc để nguội rồi bón vào gốc cây.
Ban thờ nên được lau bằng nước ấm và nước thơm để sạch sẽ thơm tho.Đặc biệt với những ban thờ bằng gỗ nếu lau bằng nước lã sẽ bốc mùi và nhanh hỏng. Đồ dùng lau dọn phải sạch sẽ.
Bát hương sau khi bỏ tro cũ, nên rửa bằng nước sạch. Sau đó dùng khăn sạch lau khô bát hương.
Tỉa chân nhang cần giữ lại mỗi bát hương 3-5-7 chân hương cũ nhưng cũng phải nhớ chân nhang đó ở nào để khi dùng tro mới thì cắm lại vào bát cũ, tránh nhầm lẫn.
Khi đổ tro cũ đi thì lấy thìa xúc chứ không dốc ngược bát hương đổ ụp xuống
Khi thực hiện cần nhẹ nhàng tránh ồn ào cười nói đùa cợt. Tránh rơi vỡ đồ xê dịch lung tung.
Các vị trí bát hương cần được ghi nhớ để khi đặt lại vào ban thờ phải đặt đúng vị trí, tránh đặt lung tung lộn xộn..
Sau khi thực hiện xong đặt lại bát hương và thắp hương mới mời ông bà tổ tiên về đón Tết nguyên đán.
Việc lau dọn ban thờ bát hương là tập tục tốt đẹp của người Việt do đó mọi người cần lưu ý khi thực hiện. Người lớn tuổi trong gia đình nên thực hiện không cần phải có thầy phong thủy.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm