Khung giờ đẹp cúng rằm tháng Chạp 2024 giúp gia chủ bình an, thu nhiều phúc lộc, cả năm đuề huề 'ăn nên làm ra'

Tâm linh - Tử vi 24/01/2024 05:07

Khung giờ cúng rằm tháng Chạp tốt nhất giúp chủ nhân nhận về phúc lộc, cả năm làm ăn suôn sẻ.

Rằm tháng Chạp có ý nghĩa gì?

Rằm tháng Chạp là ngày 15 tháng Chạp âm lịch, là ngày rằm cuối cùng trong năm, đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới. Do đó, ngày này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt.

Rằm tháng Chạp là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất. Đây cũng là dịp để cầu mong sự may mắn, an lành, bình an cho cả gia đình trong năm mới. Ngày này còn là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, đoàn tụ, cùng nhau chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán. 

Cúng Rằm tháng Chạp với ý nghĩa cầu sự may mắn, an lành, tưởng nhớ đến tổ tiên, và tạ ơn các vị thần linh.

Khung giờ đẹp cúng rằm tháng Chạp 2024 giúp gia chủ bình an, thu nhiều phúc lộc, cả năm đuề huề 'ăn nên làm ra' - Ảnh 1

Cúng Rằm tháng Chạp với ý nghĩa cầu sự may mắn, an lành, tưởng nhớ đến tổ tiên, và tạ ơn các vị thần linh. Ảnh: Internet

Ngày Rằm tháng Chạp năm 2024 (tức ngày 15/12 Âm lịch năm Quý Mão) sẽ rơi vào thứ Năm ngày 25/1 Dương lịch. Thông thường mọi người sẽ làm Lễ cúng vào chiều ngày 14 Âm lịch hoặc sáng ngày 15 Âm lịch, được tổ chức tại nhà, tại bàn thờ gia tiên.

Theo chuyên gia phong thủy, thì gia chủ có thể bắt đầu làm lễ cúng Rằm tháng Chạp vào ngày 14 hoặc 15 Âm lịch. Trong đó, khi xem xét các yếu tố lịch học, ngày 14 tháng Chạp 2023 được đánh giá là cực tốt, thậm chí hơn cả ngày chính Rằm, rất phù hợp để hành lễ. 

Khung giờ đẹp cúng Rằm tháng chạp

Chuyên gia Phùng Phương tư vấn rằng, trong ngày rằm tháng Chạp năm Quý Mão, có một khoảng thời gian lý tưởng để lên hương là giờ Mão (từ 5-7 giờ sáng). Đây được xem là khung giờ tốt để thỉnh cầu thần linh, mong an lành, cầu phúc, và cả việc nhờ cầu chức năng cụ thể như đính hôn.

Hướng xuất hành lựa chọn tốt trong ngày rằm tháng Chạp bao gồm hướng Đông Nam, có sự đáo tới của Hỷ Thần, và hướng Bắc, có sự đáo tới của Tài Thần.

Khung giờ đẹp cúng rằm tháng Chạp 2024 giúp gia chủ bình an, thu nhiều phúc lộc, cả năm đuề huề 'ăn nên làm ra' - Ảnh 2

Mâm cúng rằm tháng Chạp đầy đủ nhất thường có các lễ vật sau: hương, hoa tươi, hoa quả tươi, trầu cau, nước sạch, nến. Ngoài lễ chay như trên thì cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Xôi (hoặc bánh chưng), thịt gà luộc, khoanh giò/chả, các món mặn khác như canh, đồ xào… Ảnh: Internet

Ngoài ra, vào ngày 14 tháng Chạp (tức ngày 24 tháng 1 năm 2024), có 2 khoảng thời gian thuận lợi để thắp hương là giờ Thìn (từ 7 đến 9 giờ sáng) và giờ Mùi (từ 13 đến 15 giờ chiều). Trong ngày này, người ta khuyến khích xuất hành hướng Nam (có sự đáo tới của Hỷ Thần) và hướng Đông (có sự đáo tới của Tài Thần) để mang lại may mắn và phúc lợi cho cả gia đình. Cụ thể: 

Ngày 14/12 tháng Chạp, tức ngày 24/1/2024 dương lịch

Ngày này rơi vào thứ Tư, ngày Đinh Hợi, thuộc ngày Đại An, ngày Hoàng đạo.

Đánh giá: Đây là ngày RẤT TỐT.

Khung giờ tốt: 7 giờ - 9 giờ, 11 giờ - 13 giờ, 13 giờ - 15 giờ.

Ngày 15/12 tháng Chạp, tức ngày 25/1/2024 dương lịch

Ngày này rơi vào thứ Năm, ngày Mậu Tý, thuộc ngày Lưu Niên.

Đánh giá: Đây là ngày TỐT.

Khung giờ tốt: 5 giờ - 7 giờ, 11 giờ - 13 giờ, 15 giờ - 17 giờ.

Lưu ý: Nên cúng rằm tháng Chạp vào ban ngày hoặc tầm chiều tối, không nên cúng quá muộn. Thời gian tốt nhất là trước khi trời tối.

Mâm lễ cúng Rằm

Việc chuẩn bị mâm cúng chu đáo cũng thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, thần linh. Chúng ta có thể chuẩn bị các lễ vật khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế, quan điểm, tín ngưỡng và phong tục tập quán của địa phương, của gia đình mình.

Lễ cúng rằm tháng Chạp không cần quá cầu kỳ nhưng gia chủ phải thành tâm, thành ý thì mới được. Cúng rằm tháng Chạp là nghi lễ tâm linh tưởng nhớ, thức tỉnh và gửi gắm nhiều hy vọng. Trong lễ cúng này, các gia chủ chủ yếu cầu khấn về sức khỏe, may mắn, bình an cho cả gia đình.

Khung giờ đẹp cúng rằm tháng Chạp 2024 giúp gia chủ bình an, thu nhiều phúc lộc, cả năm đuề huề 'ăn nên làm ra' - Ảnh 3
Phong tục truyền thống của người Việt. Ảnh: Internet

 Lễ vật cúng thường chia thành hai phần lễ chay và lễ mặn. Cụ thể, lễ chay gồm có:

Trầu cau: Trầu cau là một trong những lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng của người Việt. Trầu cau mang ý nghĩa tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng, thủy chung son sắt.

Hoa quả: Hoa quả là lễ vật tượng trưng cho sự tươi mới, sung túc. Mâm cúng Rằm tháng Chạp thường có các loại quả như chuối, bưởi, cam, quýt, xoài,...

Nước: Nước là lễ vật tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sạch.

Hương: Hương là lễ vật tượng trưng cho lòng thành kính của gia chủ.

Đèn, nến: Đèn, nến là lễ vật tượng trưng cho sự soi sáng, dẫn đường.

Lễ mặn gồm có các vật phẩm:

Gà luộc: Gà luộc là món ăn tượng trưng cho sự may mắn, sung túc. Gà luộc thường là gà trống, được luộc chín tới, vàng đều, da căng bóng.

Xôi gấc: Xôi gấc là món ăn tượng trưng cho sự may mắn, thành công. Xôi gấc thường được làm từ gạo nếp, gấc và đường.

Canh miến: Canh miến là món ăn tượng trưng cho sự no đủ, sung túc. Canh miến thường được nấu với thịt gà, miến, mộc nhĩ, cà rốt,...

Giò chả: Giò chả là món ăn tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy. Giò chả thường được làm từ thịt lợn, mộc nhĩ,...

Món xào: Món xào tượng trưng cho sự hanh thông, thuận lợi. Món xào thường được làm từ các loại rau củ, thịt,...

Rượu gạo: Rượu gạo là lễ vật tượng trưng cho sự no đủ, sung túc.

 

'Tháng củ mật' không cẩn thận vận xui kéo tới, tiền tài cứ thế bỏ đi: 4 điều lưu ý sau đây để tránh 'tai bay vạ gió'

Tháng 12 âm lịch, tức tháng Chạp, thường được gọi là tháng củ mật. Trong tháng cuối năm này, mọi người cần làm gì để không phạm phải những kiêng kỵ?

TIN MỚI NHẤT