Hướng dẫn thủ tục cách thay bát hương mới

Tâm linh - Tử vi 26/12/2020 12:01

Nắm được cách thay bát hương sẽ giúp cho gia chủ cảm thấy yên tâm về vấn đề thờ cúng trong gia đình, mang lại những điều may mắn cho bản thân và những người thân yêu.

Nội dung bài viết

Bát Hương là nơi thờ cúng Tổ Tiên, thần linh, thể hiện sự tôn kính, nhớ về cội nguồn của Con Cháu. Khi bát hương đã quá cũ thì việc thay mới là rất cần thiết, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thay bát hương sao cho đúng. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết công việc này.

cach thay bat huong
Hướng dẫn thủ tục cách thay bát hương mới  - Ảnh minh họa: Internet

Khi nào cần thay bát hương?

Theo những nguyên tắc lô nhang của người Việt thì cứ sau 12 năm sẽ thay lại bát hương 1 lần vì lúc này tro trong bát hương đã chặt, đồng thời bát hương đã khá cũ so với thời điểm ban đầu. 

Tuy nhiên việc thay bát hương còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân, hoàn cảnh khác nhau như: chuyển về nhà mới, bát hương cũ bị vỡ, nứt, bát hương cũ bị xê dịch…

cach thay bat huong 1
Bát hương có dấu hiệu cũ, xê dịch thì cần được thay - Ảnh minh họa: Internet

Thông thường việc thay bát hương mới sẽ diễn ra vào thời điểm cuối năm vì theo quan niệm của người Việt muốn xua đi những điều xui xẻo, vận hạn của năm cũ. Thời gian thay bát hương là vào ngày 23 tháng chạp, tuy nhiên với những gia đình bận rộn thì bạn có thể lựa chọn một ngày khác sau ngày 23 và trước ngày 30 tết để thay bát hương.

Gia chủ có thể nhờ sư thầy đến làm các thủ tục thay bát hương hoặc tự tay làm công việc này. Miễn gia chủ là người có tâm và sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng bước. 

Cách thay bát hương mới 

Trước khi đi vào hướng dẫn thay bát hương mới, bạn cần chuẩn bị một số đồ sau: bát hương mới, 1 chiếc khăn sạch, rượu trắng, gừng, tro, ngũ vị hương, hoa quả hoặc đồ lễ mặn

Lưu ý việc lựa chọn bát hương phải phù hợp với kích thước của bàn thờ tự, hiện nay bát hương bằng chất liệu gốm, sứ là phổ biến nhất. 

  • Bước 1: Gia chủ thắp hương để thông báo với các vị thần linh, tổ tiên cho việc thay thế bát hương mới.
cach thay bat huong 2
Gia chủ thắp hương thông báo việc thay thế bát hương với Thần linh, Tổ tiên - Ảnh minh họa: Internet
  • Bước 2: Sau khi đã thực hiện xong phần lễ thì gia chủ tiến hành rút chân nhang và đưa bát hương cũ xuống. Cách giải bát hương cũ không dùng nữa theo quan niệm của người xưa là nên để bát hương xuống sông hoặc dưới gốc cây. Ngoài ra nếu bát hương vẫn còn sử dụng được thì gia chủ tiến hành bao sái lại sạch sẽ trước khi sử dụng lại.
  • Bước 3: Làm sạch bát hương mới: gừng giã nhỏ, hòa vào với rượu trắng, sau đó sử dụng khăn sạch nhúng hỗn hợp này để lau bát hương mới.
  • Bước 4: Bốc tro vào bát hương, lưu ý bạn nhớ rửa tay thật sạch trước khi bốc tro vào bát hương. Bốc từng nắm tro nhỏ vào bát hương và đếm theo quy tắc: Sinh, Lão, Bệnh, Tử đến khi gần đây bát hương, bạn dừng lại ở Sinh. 

Bạn không được đổ một lần đầy bát hương mà phải bốc theo từng nắm nhỏ, Trước khi bốc bát hương thờ cúng nào, trong đầu cũng phải khấn: Con là (họ tên)… Con xin bốc bát hương cho (thần linh, gia tiên, bà cô…)

cach thay bat huong 3
Cho từng nắm tro nhỏ vào bát hương mới - Ảnh minh họa: Internet
  • Bước 5: Sau khi bốc xong, bạn đặt bát hương về vị trí ban đầu như bát hương cũ. Thông thường trong mỗi gia đình sẽ có 3 bát hương bao gồm: Bát hương thần linh được đặt ở vị trí chính giữa, bát hương bà cô tổ được đặt ở bên tay trái, bát hương gia tiên được đặt ở bên tay phải.

Khi đã đặt xong các bác hương vào đúng vị trí, bạn sử dụng một ít nước ngũ vị hương để vảy xung quanh bàn thờ. 

cach thay bat huong 4
Đặt bát hương mới vào đúng vị trí ban đầu - Ảnh minh họa: Internet
  • Bước 6: Sau khi hoàn tất việc thay bát hương mới, bạn tiến hành đặt lễ và thắp hương. Lễ ở đây có thể là lễ mặn hoặc nếu bận rộn không chuẩn bị kịp, bạn đặt lễ hoa, quả, nước sạch, tiền vàng, hương, nến. Sau đó thắp 3 nén nhang cho mỗi bát hương, khấn thông báo với Tổ tiên, Thần linh là việc thay bát hương đã hoàn thành. 

Theo quan niệm từ xa xưa thì với bát hương mới cần thắp đủ 100 ngày, vì vậy gia chủ nên thắp hương mỗi ngày, chỉ cần 1 nén cho mỗi bát hương sau đó.

Những lưu ý khi thay bát hương mới

Trong phần nội dung trên, bạn đọc đã được tìm hiểu thủ tục thay bát hương cũ bằng bát hương mới. Để cho công việc này được trọn vẹn, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bát hương phải được đặt chắc chắn, đúng vị trí trên ban thờ, tuyệt đối không được xê dịch khi đã đặt xong bát hương.
  • Tất cả các đồ lễ như hoa quả, bánh kẹo, đồ lễ mặn… cần được đặt ở trí phía trước bát hương. 
  • Gia chủ phải đặt bát hương đã bốc xong tại nơi thờ tự sạch sẽ, không nên để uế tạp, thường xuyên phải vệ sinh bàn thờ. Mỗi khi sắp xếp lại bàn thờ, gia chủ phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn, nến… còn bát nhang, bài vị đã định vị thì tuyệt đối không được xê dịch. 
cach thay bat huong 5
Thường xuyên vệ sinh bàn thờ, không xê dịch bát hương - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những hướng dẫn cách thay bát hương mới giúp mang đến nhiều may mắn, hạnh phúc cho gia đình. Mong rằng qua những hướng dẫn trên, bạn đọc có thể tự tin trong việc thay bát hương của gia đình mình một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. 

*Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Tuổi Tân Mùi hợp cây gì theo phong thủy?

Bên cạnh việc giúp không gian nhà thêm đẹp, thanh lọc không khí, cây phong thủy còn mang đến tài lộc, xua đuổi vận đen cho gia chủ. Vậy tuổi Tân Mùi hợp cây gì?

TIN MỚI NHẤT