Người sống trên đời đều cần tín ngưỡng, nếu không có tín ngưỡng thì nhân sinh khuyết thiếu cảm xúc. Phật giáo – tôn giáo của niềm tin, sự từ bi và tinh thần hiền lương quan niệm thâm nhập lòng người, chúng ta ai cũng không tránh được 3 kiếp nạn, trải qua 3 loại cực khổ.
- Để chạm tới đỉnh cao, 4 con giáp này phải nghiêm khắc với bản thân, khiến ai cũng phải dè chừng
- Bật mí vận may sắp tới của 12 con giáp để tháng 11/2022 gặt hái THÀNH CÔNG VANG DỘI
Khi còn nhỏ chẳng có gì lo buồn nhưng thời gian trôi qua, số tuổi tăng lên, kinh nghiệm trưởng thành thì ai cũng phát hiện ra nhân sinh có đủ loại cực khổ. Nỗi khổ thì muôn hình vạn trạng nhưng chung quy lại, Phật chỉ ra 3 kiếp nạn ai cũng phải trải nghiệm trong đời, 3 nỗi khổ lớn nhất, tổng quát nhất mà không ai có thể tránh khỏi.
1. Nhân thân hiếm thấy
Nhân thân là bản thân mỗi chúng ta, tưởng rằng chính ta hiểu ta nhất nhưng cũng chính ta không hiểu ta nhất trên đời. Trong kiếp luân hồi, trăm ngàn năm mới có thể tạo nên hình người, nghiệp lực hồi báo, nhân quả đổi trao, muốn trở thành con người là vô cùng khó khăn, cần phải tạo vô số nghiệp lành thiện quả. Vì thế mới là “nhân thân hiếm thấy”, tức là con người không dễ mà có trên đời.
Vì không dễ nên khổ, nên nạn. Vì không dễ nên bất cứ ai cũng cần tu tập, tích đức, tạo nghiệp lành hạnh tốt để mong có hình hài con người. Có hình hài con người rồi lại phải sống sao, ứng xử sao cho đúng mực con người, để kiếp sau tiếp tục được luân hồi vào kiếp người, không bị đày vào kiếp thú hay súc sinh,…
2. Chân pháp khó nghe
Đối với quan điểm của Phật giáo, sinh mệnh tồn tại khó khăn mà đơn giản, tư tưởng cũng rất thanh tịnh nhưng trí tuệ lại lớn lao. Vạn vật đều có Phật tính nhưng đồng thời cũng mang Ma tính, tồn tại song song như hai mệnh đề đối lập, tương khắc lẫn nhau trong mỗi con người.
Ma tính dẫn tới vì tiền mà sinh, vì thế mà giết, vì lợi nhỏ mà ưu phiền, vì lợi lớn mà đánh nhau, tạo ra nghiệp một đời. Phật tính dẫn tới rũ bỏ tham, sân, si, hướng thiện tích đức, buông bỏ muộn phiền, không màng danh lợi. Trong người Ma tính và Phật tính cân bằng nên “chân pháp khó nghe”, nghe rồi cũng khó học.
Chân pháp và tà pháp hỗn độn, tạp lẫn, nếu không có ý chí, bản lĩnh, sáng suốt và quyết tâm cao độ thì chắc chắn tin lầm Ma pháp, xa rời Phật pháp.
Phật Pháp ứng dụng là không xa rời đời sống nhưng con đường tiến tới vô vi, viên mãn, hạnh phúc không phải con đường trải đầy hoa hồng, dẫu có hoa hồng thì cũng là đóa hồng có gai. Khó nghe nên nhưng người nghe và hiểu chân pháp mới đáng quý, hiếm có và được tưởng thưởng xứng đáng.
3. Trung thổ khó sinh
Con người ai sống trên đời mà chẳng mong được sinh ra nơi phồn hoa phố thị, đủ đầy thoải mái. Nhưng Đức Phật có dạy, hoàn cảnh càng phức tạp thì càng có thể tu ra cao nhân. Hiện nay cuộc sống vật chất nâng cao nhưng đạo đức không có, luân lý không thông, chính là ý của “trung thổ khó sinh”.
Phật giáo coi trọng nhân quả luân hồi, kiếp này tích đức kiếp sau nghiệp báo, trong cuộc sống nhất định phải tích phúc đức, sống trên đời cần trải qua gian lao vất vả để tu dưỡng bản thân, khắc phục khó khăn, chiến thắng những cám dỗ nhân sinh tầm thường.
Có câu nói "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng", chỉ có hiểu rõ ràng đầy đủ về kẻ địch thì mới có cơ hội để vươn lên. Cuộc sống cũng vậy, phải hiểu rõ 3 kiếp nạn nhân sinh mới biết thế nào là đủ, thế nào là phương hướng. Cảm ngộ quan điểm Phật giáo, sửa mình dưỡng thân, hi vọng tất cả mọi người đều hướng tới những giá trị chân – thiện – mỹ.
*Bài viết mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.