Thân bệnh nhưng đừng để tâm bệnh là một trong những lời khuyên đáng giá của Đức Phật mà chúng ta cần phải hiểu và thực hành theo trong cuộc sống này.
- Ở đời mấy ai làm được lời cổ nhân dạy: Người may mắn thường ít lời, người thông minh không tọc mạch, kẻ trí không hùa theo kẻ biếng nhác!
- Ông Tơ bà Nguyệt se duyên: 4 cặp tuổi này cứ thành đôi là hôn nhân đẹp như mơ, hạnh phúc viên mãn, vợ chồng hạnh phúc đến đầu bạc răng long
Chỉ dẫn của Đức Phật cho chúng sinh tránh tâm bệnh
Theo lời dạy của Phật về sức khỏe, khi ta đã mang thân người, không ai là không bệnh, chỉ có điều là nhiều hay ít vậy thôi vì thọ nghiệp mà có thân và phải chịu những nỗi khổ lụy về thân như đau ốm bệnh hoạn, nóng lạnh, đói khát…
Nguyên nhân là vì ta đã và đang trong vòng luân hồi, vẫn thường xuyên tạo nghiệp mỗi ngày, vì tạo nghiệp mà phải thọ thân. Thân người do tứ đại, ngũ uẩn giả hợp, mang tính điều kiện, khi nhân duyên thay đổi thì thân người cũng thay đổi.
Bốn nỗi khổ lớn sinh, già, bệnh, chết như bốn cái án đã đóng dấu chờ thi hành cho dù ta chối bỏ thì chúng vẫn luôn hiện hữu, không một ai trốn tránh được. Thế nhưng đang trong lúc khỏe mạnh bạn đã bao giờ chuẩn bị tâm lý cho cả khi ốm bệnh?
Sự thật là với những gì không thể tránh được thì hãy học cách hiểu biết để đối mặt chúng một cách khôn ngoan, vì khi hiểu rồi thì chẳng có gì là đáng sợ nữa cả.
Theo Kinh Tương Ưng, 22.1, Ðức Phật từng dạy dù thân bệnh nhưng đừng để tâm bệnh:
"Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thân của Gia chủ, là bệnh hoạn, ốm đau, bị nhiễm ô che đậy. Ai mang cái thân này, lại tự cho là không bệnh, dù chỉ trong một giây phút, người ấy là người ngu dại. Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau:
Dù cho thân tôi có bệnh, tâm tôi sẽ không bị bệnh.
Này Gia chủ, Gia chủ cần phải tu tập như thế."
Có thể thấy, phàm là con người, không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của thân xác. Cái thân là một phương tiện quý báu của người tu, nó là chiếc thuyền chở đạo giúp ta học hỏi, thực hiện đam mê, ước muốn của mình ở cõi người.
Nếu một ngày thân xác trở nên rệu rã như củi mục thì không sử dụng vào đâu được, hoặc chẳng thể dùng cho nhiều việc có ích. Ta thường cảm thấy mình thất vô dụng, không thể nào phát huy diệu dụng.
Và thực tế là nếu mang quá nhiều bệnh tật sẽ gặp không ít trở ngại, chẳng những gây đớn đau cho thể xác mà còn gây khổ não cho tinh thần, cả thân và tâm đều không an ổn, khiến con người phải chịu bất lực trước nhiều việc và đôi khi trở thành vô dụng, mất đi giá trị đóng góp cho xã hội và làm lợi ích cho mình, mất đi hạnh phúc trong đời sống.
Nhưng nếu chỉ vì bệnh mà từ bỏ tất cả hi vọng tới mức nghĩ rằng mình sống chẳng đáng gì, rồi lại nghĩ tới chuyện quyên sinh thì quả là ngu ngốc, mu muội. Điều đó chỉ cho thấy rằng bản thân người đó chưa biết rằng ngoài thân, họ vẫn còn tâm.
Dù thân bệnh nhưng đừng để tâm bệnh
Đôi khi tâm bệnh còn đáng sợ hơn tâm bệnh vì không ít người tật nguyền vẫn là những tấm gương sáng về sự thành công vang dội của họ. Ví dụ như Stephen William Hawking dù là một người teo cơ, phải ngồi xe lăn nhưng vẫn là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, hiện là Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge, nước Anh.
Còn Nick Vujicic từ một người không tay không chân, anh vẫn có thể thể vượt qua tật nguyền, làm được mọi việc mà những người bình thường vẫn làm như viết, đánh máy, chơi trống, đánh răng... Hiện Nick là Chủ tịch và CEO của tổ chức quốc tế Life Without Limbs và là Giám đốc công ty thái độ sống Attitude Is Altitude. Có thể thấy, anh trở thành một biểu tượng sáng ngời về nghị lực và ý chí, về hạnh phúc và thành công.
Chỉ cần hai tấm gương điển hình trên ta cũng hiểu được rằng thân bệnh chỉ đóng một vai trò nào đó chứ không phải là yếu tố quyết định cuộc sống của ta. Do đó, dù không làm được gì cho thân thì cũng hãy tin rằng ta vẫn có thể làm được gì đó cho tâm.Khi đau ốm, hãy giữ tâm bình tĩnh, hiểu rằng nỗi đau là điều đương nhiên ta phải đối mặt trong cuộc sống này. Bằng sự hiểu biết đó, chúng ta điềm nhiên đón nhận cái đau đớn. Ta xem điều đó là chuyện bình thường. Ta có thể giữ bình tĩnh và ôn hòa, thậm chí không một chút gì ngã lòng, thất vọng.
Ta có thể mỉm cười ngay cả trong lúc đau đớn, và cơn đau có thể dịu đi được phần nào. Hãy nhẩm trong đầu mình rằng:
Dù cho thân tôi có bệnh, tâm tôi sẽ không bị bệnh.
Này Gia chủ, Gia chủ cần phải tu tập như thế."
(Kinh Tương Ưng, 22.1).
Hơn nữa, khi ý thức được bệnh khổ gây nhiều trở ngại cho cuộc sống thì nên tận dụng thời gian còn trẻ, còn khỏe mạnh, chưa bệnh tật để học, để tu thân, để tạo phước, vun bồi công đức. Bên cạnh đó, luôn tìm tới lối sống lành mạnh, thực hành và làm theo một cách khôn ngoan.
Không nên chờ đợi đến khi vô thường xảy đến, thân thể ốm đau bệnh tật hoặc già nua, không còn sức khỏe, không còn đủ sự tỉnh táo, sáng suốt mới lo lắng thì đã quá muộn.
Lời Tổ Quy Sơn nhắc nhở: “Một mai bệnh tật nằm trên giường, các nỗi khổ dồn đến vây quanh bức bách. Sớm tối lo nghĩ, trong lòng lo sợ hoang mang. Đường trước mịt mờ chưa biết về đâu. Bấy giờ mới biết hối hận ăn năn, đến khát đào giếng sao kịp?”.
Như thế thì cần phải có sự chuẩn bị tâm lý, chuẩn bị hành trang cho mình trước khi vô thường xảy đến, để khi gặp cảnh tai nạn hoạn họa, ốm đau bệnh tật chúng ta không hoang mang lo lắng, không sợ hãi, không hối tiếc, ăn năn.
Thực ra sự hiểu biết, trí tuệ giải thoát ta ra khỏi sự vô mình cũng đã phần nào giúp ta vượt qua những nỗi đớn đau thể xác hoặc làm giảm thiểu những nỗi đau đó, đồng thời tâm không rơi vào các trạng thái khổ não.
*Bài viết mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.