Việc tỉa chân hương, lau dọn bàn thờ đón Tết Nguyên đán được đặc biệt coi trọng, bởi theo quan niệm của dân gian có thể ảnh hưởng đến cả một năm của gia đình.
- Đúng 0h Rằm tháng Chạp sắp đến: 3 con giáp vận đỏ như son, đổi đời ngoạn mục, nếu biết nắm bắt cơ hội thì phát tài phát lộc
- Rũ sạch vận đen năm cũ, 3 con giáp đón năm Quý Mão 2023 tràn đầy hy vọng, tài lộc bừng sáng, tiền ùn ùn chảy về túi
Ngày đẹp dọn bàn thờ, tỉa chân nhang Tết Quý Mão 2023
Theo dân gian, việc dọn bát hương thường tiến hành từ ngày 23 tháng Chạp. Trước khi dọn dẹp, gia chủ sẽ thắp hương xin phép.
Trong tháng Chạp năm Nhâm Dần, có 3 ngày tốt mà các gia đình có thể chọn để dọn dẹp bàn thờ cuối năm gồm:
- Ngày 24 tháng Chạp (tức ngày 15/1/2023 dương lịch)
Đây là ngày tốt dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, để đón năm mới ấm no, hạnh phúc, vạn sự như ý, làm ăn phát đạt.
Trong ngày có các khung giờ tốt là giờ Mão (5-7h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13-15h), giờ Dậu (17-19h).
- Ngày 26 tháng Chạp (tức ngày 17/1/2023 dương lịch)
Đây là một ngày Hoàng đạo tốt để tiến hành lau dọn bàn thờ, tăng thêm vượng khí, cầu thần linh phù trợ cho gia đình.
Giờ tốt trong ngày: 7-9h (giờ Thìn), 11-13h (giờ Ngọ), 13-15h (giờ Mùi), 19-21h (giờ Tuất).
- Ngày 28 tháng Chạp (tức ngày 19/1/2023 dương lịch)
Đây là ngày tốt để làm các việc lớn, mang đến may mắn, niềm vui, tài lộc, thuận lợi.
Giờ tốt: 5-7h (giờ Mão), 9-11h (giờ Tỵ), 15-17h (giờ Thân), 19-21h (giờ Tuất).
Cách lau dọn bàn thờ cuối năm
Việc bao sái bàn thờ (chỉ chung cho công việc vệ sinh toàn bộ bàn thờ) ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, trong nhà nên chọn người chỉnh chu, có tâm với công việc thờ cúng thì càng tốt bởi bàn thờ tổ tiên là nơi linh thiêng, việc bao sái bàn thờ, tỉa chân hương cần sự tỉ mỉ, thành kính.
Theo quan niệm của người xưa, trước khi bao sái bàn thờ, người được chọn nên tắm rửa sạch sẽ rồi mới bắt đầu công việc.
Thỉnh lời xin phép trước khi bao sái bàn thờ
Trước khi lau dọn bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên và thắp một nén hương để thông báo cho tổ tiên, thần linh biết việc hôm nay sẽ lau dọn khu vực thờ cúng.
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ:
Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Tín chủ tên là:
Cư ngụ tại địa chỉ: Hôm nay ngày... tháng... năm... xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối. Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.
Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
(Xong vái 3 vái).
Chờ hương tàn thì bắt đầu dọn dẹp bàn thờ.
Trình tự lau dọn bàn thờ
Nên lau dọn từ trên cao xuống thấp. Khi lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh tượng bị xước hoặc bay màu sơn. Đối với tượng đồng thì không nên dùng rượu, cồn hoặc hóa chất để lau rửa, tránh trường hợp tượng bị oxy hóa, han rỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.
Khi lau dọn cần tránh làm xê dịch các bức tượng, bát hương.
Tiến hành rút chân hương cho tới khi trong bát hương còn lại một số lẻ (thường là 3, 5, 7 hoặc 9 chân hương cũ). Nếu bát hương nhiều tro, gia chủ có thể gạt bớt bằng chổi. Sau đó dùng khăn sạch lau dọn lại.
Sau khi đã lau sạch sẽ toàn bộ bàn thờ, gia chủ sắp xếp lại đồ cúng đúng với vị trí ban đầu. Thắp 3 nén hương và mời tổ tiên, thần linh về quy tụ.
* Thông tin mang tính chất tham khảo cho quý độc giả!