Theo chuyên gia phong thuỷ Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) cúng Rằm tháng 7 vào khoảng thời gian tối 14 đến 15 là đẹp nhất. Bởi đây là thời điểm chuyển giao từ ngày 14 sang ngày 15, tới khoảng trưa 15 là lúc các quan đều đã rời đi.
- Đoán tính cách, tài vận qua lòng bàn tay người phụ nữ
- Qua được tháng 7 âm, 3 con giáp này liền chạm đỉnh danh vọng, tài lộc cất cánh thăng hoa
Trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Nguyễn Hồng Sơn cho hay, khi chọn được ngày cúng gia chủ cần phân biệt rõ: Cúng gia tiên và cúng chúng sinh Rằm tháng 7. Đây là hai lễ hoàn toàn khác nhau. Ngày nay, có nhiều người đã gộp cúng gia tiên và cúng chúng sinh làm một nhưng đây là điều không nên. Bởi lẽ cúng gia tiên cần làm lễ ở trong nhà trước ban thờ tổ tiên thể hiện sự biết ơn đến cha ông, người quá cố.
Việc cúng chúng sinh (cô hồn) tháng 7 thì cần được thực hiện ở ngoài trời, có thể thực hiện cúng song song với cúng Rằm tháng 7. Cúng cô hồn, cúng chúng sinh là cách làm từ thiện cho những linh hồn không có nơi nương tựa. Theo đó, gia chủ sẽ bày mâm cỗ thịnh soạn để đãi “khách”.
Cách sắm lễ cúng Rằm tháng 7:
Theo chuyên gia phong thuỷ Nguyễn Hồng Sơn, trên mâm cúng tổ tiên, gia đình có thể bày đặt một mâm cỗ mặn hoặc chay, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép...
Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu, cốc gạo trộn lẫn với muối cùng ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.