Những mẹ bầu không duy trì được chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ có nguy cơ cao bị trĩ khi mang thai.
- Mẹ thường xuyên ăn 10 món này khi mang thai, con sinh ra thông minh bất chấp di truyền
- Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ không?
Nội dung bài viết
- Thế nào là bị trĩ và triệu chứng của bệnh trĩ khi mang thai?
- Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ khi mang thai
- Cách điều trị trĩ khi mang thai
- Cách đề phòng bị trĩ khi mang thai
Thế nào là bị trĩ và triệu chứng của bệnh trĩ khi mang thai?
Bệnh trĩ là dạng dãn tĩnh mạch ở trực tràng khiến những tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị sa xuống, viêm và sưng tấy. Có 2 loại bệnh trĩ: Trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội xảy ra ở bên trong trực tràng, không gây đau nhưng có xu hướng chảy máu. Trĩ ngoại là cục u mềm xung quanh hậu môn, có thể gây ra xuất huyết nhỏ dưới da.
Bệnh trĩ được chia thành 3 độ: Trĩ độ một không bao giờ xuất huyết ở hậu môn, triệu chứng duy nhất là xuất huyết sau khi đi vệ sinh. Trĩ độ hai nhô ra khỏi hậu môn thành một chỗ sưng gây khó chịu nhưng tự rút vào, trĩ độ ba ở lại bên ngoài hậu môn và cần phải đẩy vào.
Những triệu chứng của bệnh trĩ khá dễ thấy, bao gồm:
- Ngứa, nóng rát ở hậu môn;
- Chảy máu khi đi đại tiện;
- Hậu môn sưng, nổi cục;
- Đau âm ỉ ở bên trong hậu môn khi đi đại tiện;
- Cảm giác khó chịu.
Nếu mẹ bầu đi đại tiện khó khăn, thường xuyên bị chảy máu trong thai kỳ, đừng chủ quan với tình trạng này. Hãy đi gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân của chúng.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ khi mang thai
Bệnh trĩ khá thường gặp ở các mẹ bầu, có người nặng, có người nhẹ. Những nguyên nhân khiến người mang thai dễ bị trĩ hơn là:
Sức ép gây lên các tĩnh mạch
Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn tăng lên, làm giãn nở các tĩnh mạch. Thật không may là những tĩnh mạch yếu ớt ở hậu môn cũng sẽ trở nên uể oải và căng phình lên, đặc biệt khi tử cung ngày càng to của bạn lại gia tăng sức ép lên các tĩnh mạch này..
Thay đổi chế độ ăn uống
Bị nghén khi mang thai là vấn đề chung của không ít mẹ bầu. Khi bị nghén, chế độ ăn uống của các mẹ sẽ có nhiều thay đổi, ăn nhiều đồ bổ dưỡng rất dễ gây nên bệnh táo bón. Khi bị táo bón mà các mẹ cứ gắng sức đi vệ sinh thì nguy cơ bị trĩ sẽ ngày càng cao hơn.
Vệ sinh hậu môn không sạch
Vì bụng to gây vướng víu nên nhiều mẹ bầu thường vệ sinh hậu môn không được sạch, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm vùng hậu môn bị viêm nhiễm. Điều đó sẽ gây phải bệnh trĩ và nếu hiện trạng này không được giải quyết sớm thì sẽ làm bệnh thêm nặng.
Nghỉ ngơi không đủ
Việc các bà bầu không ngủ đủ 8 tiếng/ngày cũng là một trong các nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.
Cách điều trị trĩ khi mang thai
May mắn thay, trĩ chỉ là một căn bệnh tạm thời và có thể được hỗ trợ điều trị nếu phát hiện sớm và khắc phục kịp thời. Nhìn chung, mẹ nên chọn những cách hỗ trợ điều trị tự nhiên trước như cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt trước khi sử dụng thuốc.
Trước tiên, cần thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ bao gồm rau xanh, trái cây và ngũ cốc giúp phụ nữ có thai đẩy lùi táo bón hiệu quả, do đó giúp hạn chế tình trạng đi đại tiện khó khăn và tổn thương cơ hậu môn. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp bà bầu bổ sung nước cho cơ thể để các tĩnh mạch cơ thể khỏe mạnh, giúp phòng ngừa bệnh trĩ.
Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu bằng thuốc, mẹ bầu cũng nên ưu tiên dùng các phương pháp thảo mộc tự nhiên thay vì dùng thuốc kê đơn. Dưới đây là một số cách tự nhiên để mẹ bầu “chiến đấu” với bệnh trĩ trong những tháng cuối của thai kỳ:
- Tắm với nước ấm và ngồi trong bồn tắm có nước ấm vài lần trong ngày, mỗi lần 10 phút.
- Châm cứu để lưu thông mạch máu.
- Dùng toner cây phỉ để bôi lên vùng hậu môn.
- Dùng cồn thuốc kim sa bôi vào vùng hậu môn.
- Mát-xa vùng hậu môn nhẹ nhàng để giảm cảm giác khó chịu, nóng rát, chú ý không gãi mạnh hoặc làm trầy xước vùng da hậu môn để phòng ngừa viêm nhiễm hậu môn.
Cách đề phòng bị trĩ khi mang thai
Để đề phòng bị trĩ khi mang thai, mẹ bầu nên lưu ý:
- Giữ vệ sinh vùng hậu môn: Sau mỗi lần đi toilet, mẹ bầu nhớ phải vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ bằng loại giấy mền, khăn ướt không tẩm hương thơm hay chất cồn. Tránh dùng những loại giấy khô gây tăng tình trạng nghiêm trọng của bệnh.
- Tránh ngồi quá lâu: Việc ngồi một chỗ quá lâu sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng mức độ nặng của bệnh trĩ. Vì vậy, mẹ bầu nên thường xuyên đi lại hoặc nằm xuống nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu.
- Tránh hiện tượng táo bón bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước.
- Tập luyện thể thao cũng là phương pháp hữu hiệu chữa bệnh trĩ. Chỉ đơn giản là đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu, tập kegel cũng rất tốt.
Tóm lại, trên đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi "Bị trĩ khi mang thai phải làm sao?" Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích tới quý bạn đọc nhé!