Uống đủ nước giúp duy trì hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu sau khi uống xuất hiện 3 bất thường này, nhiều khả năng bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe.
- Kiểu uống nước khoa học giúp người Nhật phòng đủ bệnh, ngoài ngừa tiểu đường loại 2 và huyết áp cao còn chống được cả ung thư
- 3 loại nước được ưa chuộng trong dịp Tết khiến đường huyết tăng vọt, ngay cả người khỏe cũng nên tránh
Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể, cần thiết cho sức khỏe và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng. Vai trò của nước trong cơ thể người bao gồm loại bỏ chất thải, điều hòa thân nhiệt và giúp bộ não hoạt động. Do đó, việc uống nước có liên quan mật thiết đến sức khỏe, đồng thời những biểu hiện sau khi uống nước cũng có thể phản ánh tuổi thọ của một người.
Tuy nhiên, nếu sau khi uống nước xuất hiện 3 biểu hiện sau thì cần lưu ý bởi rất có thể bệnh tật đang trú ngụ trong cơ thể.
Nước tiểu bất thường sau khi uống nước
Nước tiểu chính là "mã số sức khỏe" giúp chúng ta phần nào hiểu được tình trạng sức khỏe của bản thân.
Nếu gặp tình trạng đi tiểu thường xuyên sau khi uống nước, ngay cả khi không uống nhiều nước hoặc nước tiểu có mùi bất thường thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận và tiểu đường đang tấn công.
Người đi tiểu nhiều lần trong một ngày có thể là do mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn hoặc có dị vật, sỏi ở đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, hội chứng bàng quang kích thích, ung thư bàng quang, suy tuyến thượng thận, hội chứng thận hư, hoặc bị hẹp niệu đạo.
Khát nước dù đã uống nhiều
Uống nước là cách để làm dịu cơn khát. Tuy nhiên, không ít trường hợp mặc dù đã bổ sung lượng nước khá nhiều nhưng vẫn cảm thấy khô miệng, khát nước, đặc biệt là vào ban đêm.
Nhiều khả năng đây là dấu hiệu cơ thể đã mắc bệnh tiểu đường. Vì bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa nên những triệu chứng chính là ăn nhiều, uống nhiều, bài tiết nhiều hơn và sụt cân.
Bệnh tiểu đường làm tăng lượng glucose trong máu, thận không thể hấp thụ tất cả. Do đó, cơ thể sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn để thải glucose ra ngoài, điều hòa lượng đường huyết trong máu. Điều này khiến đi tiểu nhiều hơn và cơ thể bị mất nước nên cảm thấy thường xuyên khát. Nếu cảm thấy luôn trong tình trạng khát nước kèm với hiện tượng đi tiểu nhiều và mờ mắt, người bệnh nên đi khám ngay vì đó là 3 dấu hiệu cơ bản của bệnh tiểu đường.
Chướng bụng, đau bụng sau khi uống nước
Nếu thường xuyên bị chướng bụng hoặc đau bụng sau khi uống nước xong, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy chức năng thận đang suy giảm. Ngoài ra, đau bụng hay chướng bụng sau khi uống nước cũng có thể đó là dấu hiệu của bệnh xơ gan cổ chướng - loại bệnh mạn tính nguy hiểm gây suy giảm chức năng gan trầm trọng từ sự tổn thương gan, có thể kèm theo mệt mỏi toàn thân, chán ăn và phù lưng.
Đặc biệt đối với các nhóm có nguy cơ cao, chẳng hạn như thường xuyên uống nhiều rượu, người bị tổn thương gan nghiêm trọng, người đã mắc một số loại bệnh gan, người có tiền sử gia đình mắc bệnh gan,...càng phải đặc biệt lưu ý. Mặt khác, các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, đại tràng co thắt cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng sau khi ăn uống.
Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Hầu hết mọi người chỉ uống nước khi thấy khát, nhưng cần uống nước thường xuyên ngay cả khi không khát và chia làm nhiều lần trong mỗi ngày.
Với trẻ vị thành niên (10-18 tuổi), nhu cầu nước là 40ml/kg; 19-30 tuổi hoạt động thể lực nặng, nhu cầu nước là 40ml/kg; từ 30 đến 55 tuổi - hoạt động thể lực nhiều - nhu cầu nước là 35ml/kg; người trên 55 tuổi nhu cầu nước là 30ml/kg.
Ở trẻ nặng 1-10 kg, nhu cầu nước là 100 ml/kg; trẻ 11-20 kg nhu cầu nước tối thiểu là 1.000 ml; trẻ em từ 21 kg trở lên nhu cầu nước tối thiểu là 1.500 ml. Nước có thể bổ sung qua đường uống và thực phẩm.
Mọi người nhận được khoảng 20% lượng chất lỏng hàng ngày từ thực phẩm, phần còn lại là từ các loại đồ uống. Vì vậy, lý tưởng nhất là đàn ông cần tiêu thụ khoảng 100 ounce (3.0 lít) nước và phụ nữ khoảng 73 ounce (2,12 lít) nước từ đồ uống.
(Theo Toutiao)