Uống lá gì để mát gan? 5 loại lá cây uống mát gan dễ tìm kiếm

Sức khỏe 14/03/2020 16:58

Khi chức năng gan bị suy yếu sẽ dẫn tới hiện tượng nóng gan. Vậy nên uống lá gì để mát gan, giải độc cho gan để phục hồi chức năng gan.

Nội dung bài viết

Gan là cơ quan lớn nhất cơ thể và có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển hóa, dự trữ glycogen, tổng hợp protein, huyết tương và thải độc cho cơ thể. Tất cả các chất đi vào cơ thể đều phải thông qua gan mới có thể đi vào máu để vận chuyển đến các cơ quan khác. Khi chức năng của gan suy yếu sẽ dẫn tới nóng gan, gây ra mụn nhọt, mẩn đỏ, mề đay, ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Uống lá gì để mát gan, bị nóng gan nổi mụn nên uống gì?

Uong la gi de mat gan? 5 loai la cay uong mat gan de tim kiem 1
Các thực phẩm giúp mát gan - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây nên nóng gan

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nóng gan, tăng men gan cũng như sơ gan. Trong đó, phổ biến nhất là do chế độ ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều đồ cay, nóng, quá ngọt, ít chất xơ và vitamin thiên nhiên; sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê và các chất có cồn khác. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt không điều độ như thức quá khuya, stress, làm việc quá sức, lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm,... cũng gây nên tình trạng nóng gan. Bên cạnh đó, môi trường làm việc và sinh hoạt cũng như thay đổi thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nóng gan.

Uong la gi de mat gan? 5 loai la cay uong mat gan de tim kiem 2
Nóng gan gây mụn nhọt - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng bệnh nóng gan

Khi bị nóng gan hoặc tăng men gan, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng sau:

- Nổi mụn, mẩn đỏ và ngứa: Trên da xuất hiện nhiều mảng đỏ hoặc hồng, gây ngứa ngáy, tình trạng này thường giảm dần sau vài giờ.

- Thay đổi màu da: Trên da xuất hiện các đốm trắng hoặc vàng do sắc tố mật Bilirubin tích tụ trong máu.

- Hơi thở có mùi: Khi chức năng hoạt động của gan giảm, cơ thể sẽ tạo ra quá nhiều ammonia làm hơi thở có mùi khó chịu.

- Quầng thâm mắt và mỏi mắt: Chức năng gan bị tổn thương dẫn đến tổn thương da, đặc biệt là da vùng mắt và gây mỏi mắt, giảm thị lực.

- Các vấn đề về tiêu hóa: Hoạt động thải độc của gan suy giảm khiến việc hấp thu nước giảm, gây nên tình trạng thiếu nước, chướng bụng, phân và nước tiểu có màu vàng đậm, nâu sậm.

Uống lá gì để mát gan?

Có nhiều phương pháp giúp làm mát gan, tuy nhiên các loại lá uống mát gan giải độc vẫn được nhiều người lựa chọn bởi chi phí rẻ, dễ tìm kiếm và dễ thực hiện tại nhà. Vậy bị nóng gan uống lá gì? Dưới đây là các loại lá uống mát gan giải độc phổ biến và dễ tìm nhất.

1. Lá trà xanh

Uong la gi de mat gan? 5 loai la cay uong mat gan de tim kiem 3
Lá trà xanh làm mát gan - Ảnh minh họa: Internet

Từ xa xưa khi nói đến loại lá mát gan giải độc người ta nghĩ ngay đến lá trà xanh. Lá trà xanh không chỉ được biết đến là thức uống tốt cho tim mạch, giảm cân, giảm quá trình lão hóa, cải thiện chức năng xương, giảm cholesterol và tăng cường trí nhớ mà còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan.

Trong y học, chất catechin trong lá trà xanh có khả năng phòng chống các bệnh ung thư, béo phì, nhồi máu cơ tim. Đây là một chất chống oxi hóa cao có khả năng cải thiện chức năng gan, giảm viêm nhiễm, hỗ trợ làm đẹp, giảm cân, cải thiện làn da, tăng sức đề kháng của cơ thể và giảm lượng chất béo trong gan, phù hợp với những bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ và nóng gan.

Sau bữa ăn 30 phút, uống 1 ly lá trà xanh giúp hỗ trợ thải độc cho gan, cải thiện chức năng gan, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ.

2. Lá rau má

Uong la gi de mat gan? 5 loai la cay uong mat gan de tim kiem 4
Nước ép rau má giàu chất dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Lá rau má có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, có thể sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước. Lá rau má chứa nhiều chất xơ, beta carotene, saponins, calcium và các khoáng chất như sắt, kali, ...và các loại vitamin B1, B2, B3, C và vitamin K.

Trong Đông y, rau má được coi là cây thuốc nam mát gan bổ thận có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, nhuận gan, lợi tiểu, chữa mụn nhọt và rôm sảy.

Với hàm lượng dinh dưỡng cao và tác dụng thanh nhiệt giải độc làm mát gan, lá rau má được nhiều người sử dụng vào mùa hè. Thời điểm uống nước rau má tốt nhất là 10 giờ sáng và 13 giờ chiều vì đây là thời điểm cơ thể thiếu nước nhất, cần bổ sung nước cho cơ thể vận động cả ngày.

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng không nên lạm dụng nước rau má, uống nước rau má thay nước lọc hàng ngày vì rau má có tính hàn, khi uống quá nhiều sẽ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên sử dụng 40g rau má/người/ngày.

3. Lá dứa (lá nếp)

Theo Đông y, lá dứa (lá nếp) có thể chữa nhiều bệnh như: làm mát gan, chữa đau nhức xương khớp, chữa ho, viêm phế quản, ổn định đường huyết, thanh nhiệt giải độc. Lá dứa không độc hại nên có thể sử dụng lâu dài mà không có hại đến các cơ quan nội tạng bên trong.

Uong la gi de mat gan? 5 loai la cay uong mat gan de tim kiem 5
Trà lá dứa - Ảnh minh họa: Internet

Trong lá dứa có chứa nhiều tanin, vi chất này giúp làm giảm lượng cholesterol, giảm mỡ máu, giải độc cho gan, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố của gan, lợi tiểu và làm mát gan giảm mụn.

Một ngày, nên uống từ 1-2 cốc nước lá dứa đun sôi trước khi ăn để vừa có tác dụng kích thích sự ngon miệng, vừa giúp thải độc trong quá trình tiêu hóa thức ăn.

4. Lá nha đam

Nha đam có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chữa bệnh dạ dày, xương khớp, là cây thuốc nam mát gan bổ thận dễ tìm kiếm. Trong nha đam chứa nhiều glycoprotein giúp chống viêm, làm lành vết thương, tăng cường chuyển hóa tại gan, thận, loại trừ độc tố.

Lá nha đam thường được nấu với đường phèn, mật ong hoặc đường cát trắng thành nước nha đam hoặc nấu chè đậu xanh nha đam để giải nhiệt trong mùa hè.

Uong la gi de mat gan? 5 loai la cay uong mat gan de tim kiem 6
Nha đam đường phèn thanh nhiệt ngày hè - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng nha đam vì có thể gây co thắt tử cung. Người bị bệnh trĩ và các bệnh về thận cũng không nên dùng nước nha đam vì nhựa nha đam có thể gây co thắt đại tràng. Người bị bệnh tiểu đường và bệnh hạ huyết áp nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng nha đam vì nước nha đam có tác dụng giảm lượng đường trong máu.

5. Lá rau cải xoăn

Trong rau cải xoăn chứa nhiều chất xơ, các vitamin A, C và các khoáng chất như kali, sắt, magie cùng các loại axit béo tốt cho cơ thể, giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch, ung thư, giảm cân. Uống nước ép rau cải xoăn hằng ngày có thể làm giảm cholesterol trong máu, giải độc cho gan. Cải xoăn cũng có nhiều chất oxi hóa, giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm viêm, tăng cường chức năng thải độc của gan.

Lá rau cải xoăn có vị cay và ngọt, khi uống nước rau cải xoăn nguyên chất, nhiều người cảm thấy hơi khó uống. Do đó, có thể kết hợp rau cải xoăn với các loại nguyên liệu khác nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng cũng như giúp dễ uống hơn.

Dưới đây là một số công thức nước ép rau cải xoăn với các nguyên liệu dễ tìm kiếm.

Uong la gi de mat gan? 5 loai la cay uong mat gan de tim kiem 7
Sinh tốt cải xoăn, cần tây, dưa chuột bổ dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Nước ép lá rau cải xoăn, dưa chuột và cần tây: 2 lá cải xoăn, 1 quả dưa chuột, 2 nhánh cần tây, rửa sạch cắt khúc và cho vào máy ép với một ít nước lọc.

Nước ép lá rau cải xoăn và táo: 1 bó rau cải xoăn rửa sạch cắt nhỏ, 2 quả táo rửa sạch bỏ hột để cả vỏ cắt nhỏ rồi cho vào máy ép với một ít nước lọc.

Với những gợi ý trên, chắc hẳn các bạn có thể biết được uống lá gì để mát gan, với chi phí rẻ và phù hợp nhất với gia đình bạn. Trong mùa hè này, chị em phụ nữ hãy tự tay làm các thức uống bổ dưỡng từ các loại lá uống mát gan giải độc để nâng cao sức khỏe cho gia đình mình.

Cây lược vàng có tác dụng gì mà được gọi là “thần dược”?

Cây lược vàng có tác dụng gì mà được gọi là “thần dược”? – 8 tác dụng vô cùng giá trị về sức khỏe mà cây lược vàng đem lại cho chúng ta, hãy cùng tìm hiểu ngay tại đây.

TIN MỚI NHẤT