Đừng mãi 'ngủ nướng' thức dậy trong khoảng thời gian này sẽ giúp não hoạt động nhanh hơn bình thường

Sức khỏe 12/06/2023 15:57

Ngủ dậy sớm là một thói quen tốt cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, rất ít người biết được rằng ngủ dậy sớm vào khoảng thời gian này cực kỳ tốt cho não bộ và sức khỏe.

Giấc ngủ hàng đêm của con người nên kéo dài từ 7 – 8 tiếng, như vậy để tốt nhất cho sức khỏe bạn nên đi ngủ vào khoảng thời gian lý tưởng từ lúc 22 giờ đêm và khoảng thời gian từ 5-6 giờ sáng là thời điểm thích hợp để thức dậy. Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh cortisol – một loại hormone khiến con người có được mức hoạt động cao nhất sau khi chúng ta thức dậy khoảng 30 phút và duy trì như vậy trong 1 giờ đầu tiên.

Nên nhớ rằng giấc ngủ vào thời điểm 3-4 giờ là rất sâu, rất ngon. Lúc này, nhiệt độ trái đất, nhiệt độ cơ thể đạt mức thấp nhất. Nếu thức giấc vào giờ này không cẩn thận lại có hại cho sức khỏe. Do đó, nếu không có việc gì, không nên thức giấc vào giờ này. 

Đừng mãi 'ngủ nướng' thức dậy trong khoảng thời gian này sẽ giúp não hoạt động nhanh hơn bình thường  - Ảnh 1
Khoảng thời gian từ 5-6 giờ sáng là thời điểm thích hợp để thức dậy - Ảnh minh họa: Internet

Lợi ích khi dậy sớm ai cũng nên biết 

Dậy sớm giúp bạn giảm căng thẳng

Nếu bạn thức dậy sớm lúc 5 hoặc 6 giờ sáng, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Khi tiếp xúc với ánh mặt trời vào buổi sáng, bạn sẽ dễ dàng có tâm trạng thư giãn, lạc quan, loại bỏ được những căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Tràn đầy năng lượng, không còn trạng thái căng thẳng là hai yếu tố góp phần giúp bạn khỏe mạnh, đẩy lùi được nguy cơ bị bệnh, đặc biệt là các bệnh về tâm thần.

Với một tinh thần thoải mái, bạn sẽ luôn cảm thấy mình chủ động hơn và nhiệt tình trong công việc của ngày hôm đó.

Có thời gian cho việc tập thể dục

Buổi sáng là thời gian hoàn hảo để bạn ngồi thiền, tập yoga hoặc thể dục. Bầu không khí trong lành buổi sáng kết hợp với sự yên tĩnh là những điều kiện rất tốt để bạn “nạp năng lượng” cho trí não và tinh thần của mình nếu bạn ngồi thiền, tập yoga. Những động tác thể dục lại giúp bạn khởi động cơ thể, nhanh chóng tăng cường lưu thông và “đánh thức” các cơ quan trong cơ thể.

Trong lúc thực hành các hoạt động này, bạn hãy tạo cho mình tâm trạng thoải mái để giảm căng thẳng và duy trì cân bằng cảm xúc. Một cơ thể khỏe mạnh kết hợp với tinh thần thoải mái là điều kiện tốt nhất để phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe.

Đừng mãi 'ngủ nướng' thức dậy trong khoảng thời gian này sẽ giúp não hoạt động nhanh hơn bình thường  - Ảnh 2
Tập thể dục vào buổi sáng rất tốt cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Có thời gian cho bữa sáng

Bữa ăn sáng cung cấp năng lượng mà cơ thể tiêu hao qua một đêm ngon giấc, giúp bạn tập trung hơn cho công việc, trí não minh mẫn hơn. Nếu bạn bỏ qua bữa sáng, bạn sẽ bị thiếu hụt năng lượng cho các công việc trong ngày, đặc biệt là từ buổi sáng cho đến trưa. Bỏ bữa sáng sẽ khiến bạn luôn có cảm giác đói và bạn có thể không kiểm soát được chuyện ăn uống trong suốt cả ngày. Kết quả cuối cùng là dẫn tới tăng cân. 

Dậy sớm giúp cải thiện giấc ngủ

Để có thể dậy sớm mà không mệt mỏi, luôn tỉnh táo, bạn cần đi ngủ sớm để ngủ đủ giấc. Hơn nữa, chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng.

Sau một ngày đầy phấn chấn, giải quyết công việc nhanh gọn, hiệu quả, bạn sẽ dễ dàng có giấc ngủ ngon vào ban đêm. Và có một giấc ngủ ngon, sau khi thức dậy vào sáng hôm sau, bạn sẽ thấy khỏe khoắn hơn nhiều, tràn đầy nhiệt huyết, năng lượng cho ngày hôm đó. Đây là một chuỗi đi liền với nhau mà không thể tách rời: ngủ sớm, ngủ ngon để dậy sớm, dậy sớm để làm việc hiệu quả, tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng để buổi tối ngủ ngon…

Tác hại dậy trễ cần được hạn chế tối đa  

Tạo cảm giác chán ăn

Một giấc ngủ nướng đến 9-10 giờ sáng sẽ làm bạn bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Đây là một thói quen vô cùng tai hại. Bởi khi thức dậy đã quá giờ ăn thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn và kéo theo đó là thiếu hụt năng lượng cho cơ thể hoạt động cả một ngày. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khỏe cơ thể giảm đi rõ rệt và mắc bệnh đau dạ dày. 

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo một số nghiên cứu của giới y học, những người ngủ không đủ 6 giờ/ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2 lần. Thế nhưng, nếu thời gian ngủ quá 8 giờ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ cao hơn 3 lần. 

Đau đầu, giảm trí nhớ, giảm thính lực

Ngủ dậy muộn làm ảnh hưởng đến đầu óc, khiến cho bạn cảm thấy nặng đầu, khó tập trung. Nguyên nhân là do giấc ngủ quá dài khiến bạn tiêu hao hết nhiều khí oxy, khiến não bị thiếu dinh dưỡng tạm thời. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trí nhớ và thính lực của bạn suy giảm.

Đừng mãi 'ngủ nướng' thức dậy trong khoảng thời gian này sẽ giúp não hoạt động nhanh hơn bình thường  - Ảnh 3
Ngủ dậy muộn làm ảnh hưởng đến đầu óc, khiến cho bạn cảm thấy nặng đầu, khó tập trung. - Ảnh minh họa: Internet

Cơ thể mệt mỏi, uể oải

 Việc thức dậy muộn vào buổi sáng khiến cho cơ bắp không được thư giãn, đồng thời gây cản trở quá trình lưu thông máu, từ đó dẫn đến tình trạng nhức mỏi chân tay, cơ thể uể oải, khó chịu... Thay vì ngủ nướng, bạn nên dậy sớm và vận động cơ bắp bằng những bài tập nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe của mình. Việc ngủ nướng không giúp bạn khỏe hơn mà ngược lại còn khiế bạn cảm thấy mệt mỏi 

Béo phì

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ngủ nướng đặc biệt từ 9-10 giờ mỗi đêm tăng nguy cơ béo phì lên tới 21%, dù bạn có ăn kiêng và tập thể dục đều đặn. Nguyên nhân do lượng thức ăn và chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể sẽ tích tụ thành mỡ thừa trong thời gian ngủ, gây nên tình trạng thừa cân.

Trầm cảm

 Khoảng 15% những người bị trầm cảm là do ngủ quá nhiều. Ngủ nướng cũng có thể làm trầm trọng thêm căn bệnh trầm cảm.

Bình ga mini trong đống rác phát nổ khiến bé gái vỡ sọ

Một bé gái 5 tuổi đang chơi trong sân thì bố mẹ nghe tiếng nổ lớn, chạy ra xem thì bàng hoàng phát hiện con gái đầu bê bết máu bên cạnh vỏ ga mini vừa phát nổ.

TIN MỚI NHẤT