Sau khi khỏi Covid-19, trẻ nhỏ có thể gặp phải một số di chứng kéo dài như mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ, thiếu tập trung.
- Hết sức cẩn thận: Chiêu trò quảng cáo thuốc dự phòng và điều trị Covid-19
- Omicron có tốc độ lây lan cao gấp 7 lần ở người chưa tiêm chủng
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu, phần lớn trẻ em không có các triệu chứng khi bị nhiễm nCoV, hoặc các triệu chứng rất nhẹ. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ em có thể bị di chứng hậu Covid-19 kéo dài còn được gọi là Long Covid, trẻ em có xu hướng hồi phục nhanh hơn.
Các chuyên gia phát hiện trẻ độ tuổi lớn hơn (12-17 tuổi) có nhiều khả năng mắc các triệu chứng Long Covid hơn so với trẻ 5-11 tuổi. Trẻ em có thể gặp các di chứng kéo dài khác như: Khó suy nghĩ hoặc tập trung, tức ngực, ho, trầm cảm hoặc lo lắng, tim đập nhanh, đau khớp hoặc cơ, chóng mặt khi đứng lên, mất mùi hoặc vị, khó thở.
Theo nguồn tin từ Zing News, tại Việt Nam, Bộ Y tế quy định sau khi trẻ ra viện, cơ quan tiếp nhận, điều trị F0 phải thông báo cho y tế cơ sở và trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) địa phương biết và phối hợp. Trẻ sau khi ra viện cần ở tại nhà và tự theo dõi trong 7 ngày; đo thân nhiệt 2 lần/ngày; tuân thủ thông điệp 5K.
Một số trẻ sau khi ra viện bị ho dai dẳng và mệt mỏi vào khoảng thời gian 4 tuần. Cha mẹ lưu ý đừng lo lắng, yên tâm rằng hầu hết trẻ em sẽ bình phục hoàn toàn.
Nói về những hội chứng hậu Covid-19 ở trẻ nhỏ, Tiến sĩ Aaron E. Glatt, Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm tại Mount Sinai South Nassau ở New York, cho biết một số triệu chứng sẽ biến mất theo thời gian, nhưng không có phương pháp điều trị cụ thể nào đối với Long Covid ở trẻ.
Khi trẻ bị mệt mỏi, uể oải, con cần nghỉ ngơi đầy đủ, trong quá trình trẻ hồi phục, cha mẹ nên đảm bảo con ngủ đủ giấc, dần dần trở lại các hoạt động bình thường. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục sau 4 tuần, cha mẹ nên cân nhắc nói chuyện với giáo viên hoặc nhân viên y tế về tình trạng của con.