Hết sức cẩn thận: Chiêu trò quảng cáo thuốc dự phòng và điều trị Covid-19

Sức khỏe 10/01/2022 16:16

Hiện nay, lợi dụng tâm lý phòng chống dịch bệnh của người dân, một số tổ chức, cá nhân đã tự công bố, ghi nhãn, quảng cáo sản phẩm "có tác dụng kháng virus, kháng Covid-19". Dễ dàng tìm thấy trên không gian mạng với những bài quảng cáo hết sức 'có cánh'.

Tính đến thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 đã lan rộng ra khắp 63 tỉnh thành. Nước ta đã linh hoạt thích nghi với trạng thái bình thường mới. Nhiều địa phương trên cả nước đã cho F0 tự cách ly, điều trị tại nhà. 

Hết sức cẩn thận: Chiêu trò quảng cáo thuốc dự phòng và điều trị Covid-19 - Ảnh 1

Chính vì vậy đã tạo điều kiện cho những kẻ lợi dụng tình thế để lừa đảo, bán thuốc điều trị Covid-19 nhiều người săn lùng mặc dù nguồn gốc và chất lượng thật sự chưa được kiểm chứng, không ai đứng ra đảm bảo. Trở thành mặt hàng HOT, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại Bộ y tế vẫn chưa cấp phép nhập khẩu và lưu hành các loại thuốc điều trị Covid-19 nào trên thị trường.

Không khó để có thể tìm mua loại thuốc này, đủ các loại thuốc điều trị Covid-19. Trong đó, có mặt hàng đắt khách nhất là Molnupiravir, Favipiravir, Arbidol… được quảng bá xuất xứ là thuốc được nhập khẩu từ nước ngoài.

"Thị trường thuốc online diễn ra sôi nỗi" xuất hiện rầm rộ nhiều mặt hàng "xách tay" được quảng cáo có xuất xứ từ Ấn Độ, Nga, có khả năng dự phòng và điều trị COVID-19 như thuốc Molnupiravir, Arbidol hay Areplivir.

Hết sức cẩn thận: Chiêu trò quảng cáo thuốc dự phòng và điều trị Covid-19 - Ảnh 2
 Các loại thuốc được quảng cáo giới thiệu là "dự phòng và điều trị COVID-19" xách tay bán với giá vô cùng đắt - Ảnh: Internet

Dẫn tin từ báo Sức khỏe đời sống, BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1) cho biết, gần đây có tình trạng người bệnh tùy tiện sử dụng thuốc COVID-19 theo những lời quảng cáo, trong đó có nhiều loại thuốc được xách tay từ nước ngoài.

Bản thân BS Khanh cũng nhận được nhiều câu hỏi từ người dân về việc có nên sử dụng các loại thuốc này hay không, hiệu quả thực tế như thế nào... Vị chuyên gia này khẳng định việc sử dụng thuốc kháng viêm, kháng virus đòi hỏi sự chỉ định của bác sĩ bởi thuốc có rất nhiều tác dụng phụ. Các tác dụng phụ này cũng tùy thuộc vào từng thành phần của thuốc nên từ đó các bác sĩ sẽ có hướng dẫn, chống chỉ định với từng trường hợp sử dụng. Nếu dùng thuốc tùy tiện sẽ dẫn tới hậu quả tiền mất, tật mang.

Hết sức cẩn thận: Chiêu trò quảng cáo thuốc dự phòng và điều trị Covid-19 - Ảnh 3
 Không những bán lẻ mà còn bán sỉ - Ảnh: Dân Trí 

Tại một số địa phương hiện nay, tình hình dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp. Để giúp người dân hiểu rõ hơn về quá trình chăm sóc bệnh nhân, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn về phương pháp điều trị Covid-19 chung cho các F0, mỗi người dân chúng ta nên thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Mỗi người dân cần phải thường xuyên cập nhật những thông tin về dịch bệnh, cách điều trị F0 tại nhà, đến cơ sở y tế gần nhất để được Bác sĩ hướng dẫn và kê toa thuốc. Tránh tình trạng tự ý mua thuốc theo phong trào không kiểm chứng, nếu tự ý sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể để lại nhiều hệ lụy cho sau này.

Omicron có tốc độ lây lan cao gấp 7 lần ở người chưa tiêm chủng

Theo Bộ Y tế, tốc độ lây nhiễm của Omicron cao gấp 7 lần trong nhóm chưa tiêm chủng, nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng rất lớn.

TIN MỚI NHẤT