Bị thủy đậu có được ăn sữa chua không? Hay người bị thuỷ đậu nên kiêng những thực phẩm nào là những câu hỏi thường đặt ra với người đang mắc phải tình trạng bệnh này. Thực tế, đây không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng lại gây phiền toái cho nhiều người, vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh? Làm sao để bệnh nhanh khỏi?
- Ghi chú những lưu ý trong chế độ ăn cho người suy thận
- Tác dụng của kê gà trong cải thiện sức khỏe nam giới
Bệnh thủy đậu là bệnh gì?
Trước khi giải đáp thông tin liệu bị thủy đậu có được ăn sữa chua không? Chúng ta cũng nên tìm hiểu đôi chút về bệnh thủy đậu. Thủy đậu là căn bệnh ngoài da bị ảnh hưởng do nhiễm virus Varicella Zoster. Chứng bệnh này xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa, tốc độ lây lan rất nhanh, nếu không cẩn trọng trong khi ăn uống, vệ sinh chưa tốt thì bệnh sẽ phát tán càng mạnh, gia tăng tình trạng nguy hiểm của bệnh.
Con đường lây lan chủ yếu của thủy đậu chủ yếu là qua hô hấp, dịch tiết nước bọt,… khi trò chuyện với người mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1 - 3 tuần trước khi có những triệu chứng bệnh xuất hiện. Virus gây bệnh có thể tồn tại, trú ngụ tại nhiều vị trí như: giường, chiếu, chăn, màn và đồ chơi,… Vì thế, nên giữ gìn không gian sống sạch sẽ, tránh ẩm thấp, thoáng mát.
Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu
Virus Varicella Zoster được xem là nguyên nhân gây ra thủy đậu và lây lan qua đường hô hấp. Vì thế, đa số những trường hợp mắc bệnh đều là do tiếp xúc với người đang mắc thủy đậu thông qua không khí: hít phải nước bọt từ người bệnh thủy đậu ho, hắt hơi hay do tiếp xúc với những chất dịch bên trong của mụn nước. Thêm vào đó, việc dùng chung những vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, quần áo, ăn uống với những người đang bị thủy đậu cũng là nguyên nhân làm bệnh lây lan.
Bệnh thủy đậu thường lây nhiễm trong 1-2 ngày trước khi có dấu hiệu ban đỏ đến khi những vết mụn nước khô lại, bong tróc vảy.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh
Bệnh thủy đậu được chia làm 4 giai đoạn với những biểu hiện cụ thể như sau:
Giai đoạn ủ bệnh (từ lúc bị nhiễm virus cho đến phát bệnh)
Giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 10 – 20 ngày, người bệnh thường không xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng nào nên rất khó để nhận biết.
Khởi phát bệnh
Khi khởi phát, người mắc bệnh sẽ có biểu hiện như sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, phát ban đỏ, đường kính vết phát ban có thể vài milimet trong khoảng 24 – 48 giờ. Một vài trường hợp bị viêm họng, nổi hạch sau tai. Những dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu giai đoạn này dễ bị nhầm lẫn với chứng cảm cúm thông thường. Vì thế, bạn nên thăm khám tại các trung tâm y tế, đặc biệt là trong mùa dịch bệnh, cơ thể có các dấu hiệu này nhằm xác định nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp.
Giai đoạn toàn phát
Lúc này người bệnh sẽ có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, chán ăn, đau cơ, thậm chí nôn ói. Các vết ban đỏ sẽ chuyển thành các mụn nước hình tròn, có đường kính 1-3mm, chứa dịch bên trong. Mụn nước nổi ở toàn thân, đặc biệt là trên tay, lưng, chân, mặt, vùng miệng gây khó chịu. Trường hợp tiến triển nặng mụn nước có kích thước lớn hơn, màu đục bên trong do có chứa mủ.
Giai đoạn phục hồi
Sau khoảng 7 – 10 ngày phát bệnh, nếu người bệnh không có biến chứng, nhiễm trùng, những đốm mụn nước sẽ bị vỡ ra, khô lại và bong vảy rồi hồi phục. Giai đoạn phục hồi kéo dài 3 – 4 ngày, vị trí da nổi mụn nước khi bong vảy sẽ có dấu hiệu bị thâm sạm. Vì thế, khi bước vào giai đoạn này, người bệnh nên dùng một số thuốc bôi ngoài da nhằm hạn chế sẹo thâm, sẹo rỗ trên da.
Bị thủy đậu ăn sữa chua được không
Ai trong chúng ta cũng đều biết sữa chua là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, lại không ít người tỏ ra băn khoăn, lo lắng liệu bị thủy đậu có nên ăn sữa chua không? Trên thực tế sữa chua là sữa bò tươi hay sữa được pha với công thức sữa tươi lên men với những loại vi khuẩn có ích cho đường ruột. Quá trình lên men chủ yếu xảy ra trong sữa chua đó là đường lactoza chuyển hoá thành đường glucoza, sau đó các đường đơn này sẽ chuyển thành axit piruvic và tiếp theo chuyển thành axit lactic.
Sữa chua mang lại giá trị dinh dưỡng cao, có chứa đầy đủ chất protein (với axit amin cần thiết, đặc biệt lysin), lipid, glucid, các loại muối khoáng (nhiều nhất là canxi), vitamin, chủ yếu vitamin nhóm B, A. Ngoài các giá trị dinh dưỡng, sữa chua cũng giúp chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là những bệnh đường ruột, virus gây bệnh ngoài da: Thủy đậu, bệnh sởi,…
Vậy bị thủy đậu có được ăn sữa chua không? Sữa chua có tác dụng tăng sức đề kháng cơ thể, làm lành các vết loét, tổn thương, ...Chính vì thế, người đang mắc thủy đậu khi ăn sữa chua cũng sẽ rất có lợi, tuy nhiên lưu ý không nên lạm dụng bởi có thể gây tác dụng ngược.
Cách trị thủy đậu hiệu quả
Bệnh thủy đậu hiện vẫn chưa có thuốc trị, song người mắc bệnh cũng có thể điều trị tại nhà bằng việc tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn của các bác sĩ. Một số trường hợp thấy có dấu hiệu viêm nhiễm trên các mụn nước thì cần được điều trị nội trụ để theo dõi cũng như có phương án xử lý phù hợp. Để giúp việc điều trị bệnh thủy đậu chóng khỏi, không gây sẹo, người bệnh nên kết hợp chăm sóc tại nhà với điều trị thuốc theo những mẹo sau:
Chăm sóc tại nhà
Mặc quần áo thoáng mát
Những người mắc bệnh thủy đậu nên hạn chế tiếp xúc với người khác cũng như tránh đi lại ở những khu vực công cộng. Lựa chọn quần áo nhẹ, mỏng, thấm hút mồ hôi tốt, không mặc đồ bó sát để tránh bong vỡ mụn nước. Ngoài ra, người đang bị thủy đậu cũng nên tránh đi ra gió bởi lúc này cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, khiến bệnh trầm trọng hơn. Trường hợp buộc phải ra ngoài, nên lựa chọn trang phục kín đáo, tránh gió.
Sử dụng đồ dùng cá nhân riêng
Sử dụng những món đồ dùng cá nhân như khăn mặt, chén, ly, muỗng, đũa riêng và nghỉ ngơi ở nơi sạch sẽ, kín gió, nên cách ly với người khoẻ mạnh. Thời gian cách ly là từ 7 – 10 ngày kể từ ngày bị phát ban.
>>> Xem thêm:
- Mẹo dân gian bị thủy đậu tắm lá gì nhanh khỏi?
- Bị thủy đậu có ngứa không? Những cách giảm ngứa hiệu quả khi bị thủy đậu
Không đụng vào đốm mụn
Tuyệt đối không gãi lên da để tránh bị vỡ mụn nước, dây dịch mủ ra những vùng da xung quanh. Trong suốt thời gian dưỡng bệnh, giữ gìn vệ sinh thân thể bằng việc sử dụng dung dịch sát khuẩn hay nước ấm để làm sạch da. Không dùng xà phòng hay cọ xát da. Nên chú ý cắt móng tay và giữ cho tay sạch sẽ. Nếu người mắc bệnh thủy đậu là trẻ nhỏ thù phụ huynh sử dụng bao tay vải để bé tránh làm tổn thương đến mụn nước. Nếu người bệnh có các biểu hiện bất thường: sốt cao kéo dài, hôn mê, co giật, xuất huyết cần phải đưa đến bệnh viện theo dõi, điều trị.
Điều trị với thuốc
Đối với những nốt đỏ trên cơ thể, có thể sử dụng thuốc tím để bôi lên những nốt mụn giúp kháng viêm, ngừa hình thành để lại sẹo về sau. Khi mụn nước bị vỡ, nên dùng dung dịch Methylen bôi lên. Lưu ý, không dùng vôi mỡ Tetaxiclin, mỡ Penixilin hay thuốc đỏ. Khi nốt mụn đóng vảy, người bị thủy đậu có thể dùng kem trị dị ứng, những loại thuốc trị ngứa. Với trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi hay phụ nữ mang thai thì tuyệt đối không sử dụng kem trị ngứa chứa thành phần Phenol.
Trường hợp người mắc bệnh bị sốt cao thì có thể dùng các loại thuốc hạ sốt nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý, không dùng Aspirin hay các loại có chứa thành phần Aspirin giúp hạ sốt.
Trên đây là một vài thông tin về việc liệu người bị thủy đậu có được ăn sữa chua không? Thực tế, sữa chua là thức ăn tốt cho sức khỏe nên người bệnh hoàn toàn có thể dùng trong quá trình mắc bệnh, tuy nhiên không nên quá lạm dụng thực phẩm này để tránh gây tác dụng phụ.