Ăn sáng xong bị đau bụng là triệu chứng xuất hiện ở rất nhiều người, hiện tượng này thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, thời gian kéo dài có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc một số vấn đề nghiêm trọng khác.
- Xót xa bé gái 1 tuổi tử vong vì cô giáo cho con ăn món này… sai lầm nhiều mẹ đang mắc, hãy bỏ ngay đi
- 4 mẹo ăn uống giúp bạn giảm cân và tăng cường hệ miễn dịch
Theo các chuyên gia dinh dưỡng từ tập đoàn Total Health (Hoa Kỳ) bữa ăn sáng nên được tiến hành trong khoảng thời gian 2 giờ sau khi ngủ dậy vì đây là khoảng thời gian cơ thể thực hiện các chức năng trao đổi chất mạnh. Trong khoảng thời gian này nhu động ruột sẽ tiến hành co bóp để tiêu hóa thức ăn hoặc thực hiện chức năng bài tiết. Vì thế khi ăn sáng trong khoảng thời gian này mà xảy ra tình trạng đau bụng nhẹ là điều rất bình thường mà bạn không phải lo lắng nhiều.
Nhưng nếu xuất hiện các cơn đau quặn, đau nặng hơn sau khi ăn sáng thì có thể liên quan đến các nguyên nhân sau:
Rối loạn tiêu hóa
Ảnh minh họa
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra đau bụng sau khi ăn và thường xảy ra khi: Sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa khác cho bữa sáng vì nhiều người gặp tình trạng không dung nạp lactose. Sử dụng chất kích thích như caffeine, đồ lạnh, rượu bia trong bữa ăn. Ăn các thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo (ví dụ như chất sorbitol) vào bữa sáng như các loại kẹo, kẹo cao su.
Hệ tiêu hóa có nhiều hơi
Ăn sáng với những thực phẩm khó tiêu. Ví dụ: hành tây, các loại đậu, cải bắp, bông cải xanh, cải xoăn, ngũ cốc. Có thức ăn nhiều dầu mỡ cho bữa sáng. Hoặc đồ ăn bị nhiễm khuẩn, đồ ăn để qua đêm, bị ôi thiu. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết trường hợp này còn gọi là ngộ độc thực phẩm.
Thực phẩm nạp vào cơ thể
Ăn thức ăn sống chưa được nấu chín kĩ như: Tiết canh, gỏi cá.
Thức ăn cay: Việc ăn quá cay vào bữa sáng có thể gây kích ứng dạ dày. Điều này dẫn đến đau bụng sau khi ăn sáng.
Thực phẩm có tính axit: Thực phẩm có tính axit có thể gây kích ứng dạ dày. Bạn nên tránh nước ép trái cây, pho mát chế biến và cà chua vào bữa sáng.
Loét dạ dày
Ảnh minh họa
Loét dạ dày là những vết loét phát triển trên niêm mạc bên trong của dạ dày và phần trên của ruột non (tá tràng). Đau rát dạ dày là triệu chứng phổ biến nhất của vết loét. Cơn đau này có thể nghiêm trọng hơn nếu ăn nhiều gia vị mặn, cay.
Táo bón
Sau khi ăn, khi cơ thể đang cố gắng tiêu hóa thức ăn mới, tình trạng táo bón có thể gây các cơn bụng.