Sau 2 ngày bị đau âm ỉ tại mạn sườn phải không rõ nguyên nhân, người phụ nữ đi khám và hay tin mình bị xương cá đâm thủng ruột non.
- Bé trai bị hóc dị vật, nghi miếng thịt tôm dẫn đến nguy kịch: người khó thở, tím tái, dần lịm đi
- Cắt nguyên túi mật chứa 30 viên sỏi ở cụ bà 84 tuổi: Dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh bị bỏ qua
Tại bệnh viện, theo Sài gòn giải phóng, các bác sĩ đã thực hiện các biện pháp cận lâm sàng như xét nghiệm máu, siêu âm và CT scan ổ bụng để cứu bệnh nhân Phùng Thị Thuỷ P. (35 tuổi, trú quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng). Các bác sĩ cho hay, một dị vật dài khoảng 2,5cm đâm xuyên thành ruột non tạo ra ổ áp xe khu trú - dị vật chính là một chiếc xương cá dài 2,5cm, xương đã tạo thành ổ áp xe kèm dịch đục ổ phúc mạc.
Trước đó, bệnh nhân đến khám tại bệnh viện sau 2 ngày đau âm ỉ mạn sườn phải. Cơn đau kéo dài liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm mà không rõ nguyên nhân.
Nhận thấy mức độ nghiêm trọng, bệnh viện đã hội chẩn và thống nhất phương án phẫu thuật nội soi ổ bụng.
Trao đổi tình hình bệnh nhân tại bệnh viện, bác sĩ ThS-BS Lê Xuân Long cho biết biến chứng khi bị dị vật đường tiêu hóa rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời vì có thể gây thủng nội tạng, chảy máu, áp xe tại chỗ, nhiễm trùng máu thậm chí gây tử vong.
Cũng ý kiến bác sĩ trên Thanh niên, trường hợp chữa cho chị P. khá khó vì đầu dị vật không hề lộ ra ngoài mà bị vùi sâu trong mạc treo ruột, buộc phải mở lá mạc treo mới thấy một phần nhỏ.
Theo BS Long cảnh báo, khi nghi ngờ đã nuốt dị vật, bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà, không chữa theo mẹo dân gian, không cố nuốt thêm thức ăn với mục đích làm dị vật “trôi xuống".
"Để tránh làm tổn thương thêm đường tiêu hóa và khiến tình trạng thêm phức tạp, bệnh nhân cần đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị can thiệp kịp thời", BS Lê Xuân Long nói thêm.
May mắn, tình hình hiện tại sau cuộc phẫu thuật chị P. đang dần ổn định, ăn uống tốt, không còn đau bụng và đợi ngày xuất viện.