Một nghiên cứu cho thấy những người lớn tuổi thích thú với sở thích này mỗi ngày sẽ giảm được 10% triệu chứng bệnh trầm cảm khi về già.
- Không phải thuốc lá hay béo phì, đây mới là yếu tố tác động đến tuổi thọ: Ai cũng biết nhưng không phải ai cũng có 'khả năng' để thực hiện
- Sau tuổi 60, sống thọ hay không dựa vào 3 điều sau, cần chú nếu muốn viên mãn khi về già: Có đủ cả thì chứng tỏ sức khỏe 'hơn người'
Khi con người già đi, các triệu chứng cô đơn và cô lập xã hội trở nên trầm trọng hơn, đồng thời các bệnh tâm thần như trầm cảm cũng gia tăng. Vì bệnh tâm thần dẫn đến nhiều bệnh tật về thể chất và làm tăng tỷ lệ tử vong nên việc ngăn ngừa bệnh tâm thần là điều cần thiết đối với người cao tuổi.
Sở thích là những hoạt động mà mọi người làm để giải trí trong thời gian rảnh rỗi, bao gồm hoạt động thể chất như thể thao, khiêu vũ; các hoạt động văn hóa như nghệ thuật, âm nhạc, đọc sách cũng như các hoạt động xã hội như tình nguyện.
Kết quả của một nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa sở thích của người lớn tuổi và bệnh tâm thần gần đây đã được công bố trên tạp chí y khoa Nature Medicine. Nghiên cứu nhắm vào 93.263 người từ 65 tuổi trở lên ở 16 quốc gia trên thế giới. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu điều tra xem liệu các đối tượng nghiên cứu có tham gia vào sở thích nào hay không và sau đó theo dõi họ từ 4 đến 8 năm để điều tra sự xuất hiện của các triệu chứng bệnh tâm thần.
Tần suất người tham gia vào các hoạt động sở thích khác nhau tùy theo quốc gia: 51% ở Tây Ban Nha và 90% ở Nhật Bản. Một phân tích toàn diện dữ liệu từ 16 quốc gia cho thấy những người có sở thích riêng có triệu chứng trầm cảm thấp hơn khoảng 10%. Cảm giác khỏe mạnh, vui vẻ và hài lòng với cuộc sống cũng ở mức cao. So sánh theo quốc gia, quốc gia càng có nhiều người tham gia vào sở thích thì tuổi thọ càng dài và chỉ số hạnh phúc quốc gia càng cao.
Hoạt động sở thích không chỉ rèn luyện trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo mà còn kích thích chức năng nhận thức và giác quan. Bởi sở thích khôi phục sự tự tin bằng cách thử thách và giải quyết các vấn đề khó khăn nảy sinh từ các hoạt động sở thích, nó ngăn ngừa các triệu chứng trầm cảm và tăng sự hài lòng của bản thân với cuộc sống.
Điều đầu tiên người lớn tuổi nên làm để chuẩn bị cho việc nghỉ hưu là phát triển một sở thích mà bản thân có thể thực hiện. Không quan trọng sở thích đó là gì, nhưng nếu có thể, hãy có một sở thích có thể đi chơi hay thực hiện cùng với mọi người.
(Tóm tắt nghiên cứu y học của Tiến sĩ Lee Eun-bong, giáo sư nội khoa tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul)