Việc đi bộ tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu đi bộ không đúng cách cũng có thể gây hại cho sức khỏe, gây mệt mỏi, đau nhức cơ, đau lưng, thậm chí chấn thương.
- Đi bộ đau và sưng chân có thể mắc căn bệnh gây đột tử
- Đi bộ sau mỗi bữa ăn và những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe mà rất ít người biết
Vì vậy, hãy chú ý đến những sai lầm nhiều người vẫn mắc phải này để bài tập đi bộ thực sự đem lại hiệu quả.
Tư thế đi bộ sai
Một trong những tư thế đi bộ nhiều người mắc phải chính là chúi người về trước hoặc ngửa ra phía sau quá nhiều, hoặc thu vai, khom lưng. Ở tư thế này, phổi của bạn sẽ bị "chèn ép", hơi thở trở nên ngắn, gấp gáp, dễ ảnh hưởng đến chức năng của phổi. Cột sống của bạn cũng sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt.
Lâu dần, hơi thở của bạn sẽ trở nên nông hơn, cảm giác không khí chưa vào đến phổi đã bị đẩy ra ngoài. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxi cho cơ thể.
Để việc đi bộ mang lại hiệu quả tốt nhất, tư thế đi bộ phải thẳng, không thu vai hoặc khom lưng, không chúi người ra phía trước hay ngửa ra phía sau quá nhiều.
Khi đi bộ nên nhìn thẳng về phía trước, toàn thân thư giãn. Chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân trước khi nhấc lên, cứ thế bước đều liên tục.
Đi bộ sau khi ăn no
Nếu sau khi ăn no, bạn đi bộ hoặc có những vận động khác, các cơ quan vận động sẽ giành giật lượng cung cấp huyết dịch với dạ dày và ruột, làm cho việc tiêu hoá thức ăn bị ảnh hưởng. Đi đường càng nhiều, đi càng nhanh, vận động càng mạnh mẽ thì ảnh hưởng đến công năng tiêu hoá càng lớn. Nếu tình hình này xảy ra liên tục trong thời gian dài, bạn sẽ bị bệnh ở hệ thống tiêu hoá.
Đi bộ sau khi ăn càng nguy hiểm với người già. Ở họ, công năng của tim bị suy thoái, huyết quản đã xơ cứng, huyết quản, công năng điều tiết huyết áp giảm nên sau khi ăn dễ bị tụt huyết áp. Nếu người già vận động ngay sau ăn thì dễ xuất hiện hôn quyết (bỗng nhiên ngã ra, tay chân lạnh giá, mê man không biết gì) hoặc chóng mặt ngã lăn ra.
Cầm đồ vật trên tay
Khi đi bộ, bạn không nên cầm điện thoại, chai nước hay bất cứ đồ vật gì trên tay để không ảnh hưởng đến vai và cánh tay trong quá trình tập.
Bạn có thể sử dụng một chiếc túi đeo hông để đựng nước, cứ 30 phút thì uống một cốc nước để đảm bảo lượng nước cung cấp cho cơ thể.
Đi nhanh rồi dừng đột ngột
Khi đi bộ nhanh rồi dừng đột ngột sẽ gây cảm giác đau và thậm chí chấn thương. Bạn nên khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ, đi chậm khi mới bắt đầu và khi kết thúc trong thời gian khoảng 5 phút.
5 phút khởi động bằng bài tập đi bộ chậm rãi sẽ làm tăng lượng máu truyền đến các cơ chân, đồng thời làm ấm cơ thể. Bạn cũng nên dành 5 phút cuối để đi chậm trước khi dừng lại, giúp cơ thể từ từ trở lại trạng thái bình thường.