Nếu phụ nữ bị béo phì ở hai vị trí này trên cơ thể thì phần lớn là do bệnh tử cung. Vì vậy, đừng nghĩ rằng cơ thể béo bình thường mà dẫn đến chậm trễ điều trị bệnh ở tử cung, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- 4 dấu hiệu cảnh báo bạn cần tập thể dục nhiều hơn
- Một nhân viên điều dưỡng tại Bệnh viện Bắc Thăng Long (Hà Nội) đã có kết quả dương tính SARS-CoV-2; TP.HCM ghi thêm 544 ca nhiễm mới...
Đối với phụ nữ, đặc biệt là những người trên 20 tuổi, lúc này cơ thể sẽ dần tăng cân, nếu cân nặng chỉ đơn thuần do chế độ ăn uống thì việc tập luyện và ăn kiêng có thể mang lại hiệu quả giảm cân tốt. Tuy nhiên, nếu cơ thể béo lên do các vấn đề về tử cung thì lúc này cần phải chú ý.
Tử cung là một cấu trúc hình quả lê lộn ngược trong khung chậu nằm phía sau bàng quang và phía trước trực tràng. Cùng với nhau, tử cung, âm đạo, buồng trứng và ống dẫn trứng tạo nên hệ thống sinh sản của người phụ nữ. Chỉ có tử cung khỏe mạnh mới sinh ra được những đứa con khỏe mạnh.
Tuy nhiên tử cung tương đối mỏng manh, dễ tích tụ độc tố gây viêm nhiễm. Phụ nữ béo lên ở 2 vị trí này, rất có thể do tử cung đã bị bệnh, cảnh báo phụ nữ nên đến bệnh viện thăm khám định kỳ để điểu trị kịp thời.
1. Béo thân trên
Béo phì thông thường có xu hướng béo cân đối cả phần trên và phấn dưới. Trong trường hợp này, bạn có thể chọn cách giảm cân thông thường như lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp, đồng thời kết hợp với tập thể dục cường độ cao, hiệu quả giảm cân đạt được là tương đối lý tưởng.
Tuy nhiên, nếu phần thân trên của phụ nữ béo lên rõ ràng và phần thân dưới khá bình thường thì có thể do tử cung có vấn đề. Nếu bạn thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh, chứng tỏ tử cung của bạn tương đối lạnh và ẩm, ảnh hưởng đến quá trình thải máu kinh, sẽ khiến chất độc tích tụ trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất suy giảm sẽ khiến mỡ tích tụ ở phần trên cơ thể, theo thời gian, phần thân trên sẽ béo hơn, điều này không chỉ ảnh hưởng đến hình dáng cơ thể bên ngoài mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Bụng nhiều mỡ
Một số phụ nữ nhận thấy bụng ngày càng nhiều mỡ thừa trong khi đó họ không ăn quá nhiều và thường xuyên tập thể dục. Tại sao vòng 2 lại có nhiều mỡ thừa như vậy? Trên thực tế, điều này cũng có thể liên quan đến tử cung, nếu tử cung của phụ nữ bị lạnh, để bảo vệ tử cung thoát khỏi cái lạnh, cơ thể sẽ huy động lượng mỡ thừa để bảo vệ tử cung, từ đó khiến bụng phụ nữ ngày càng to ra.
Vì vậy, nhiều chị em phụ nữ nếu bị béo phần thân trên và béo bụng thì nên đến bệnh viện khám kỹ trước khi giảm cân xem có phải do lạnh tử cung hay không. Nếu lạnh quá thì phải điều trị bằng thuốc và ăn kiêng, trong bữa ăn thường chú ý ăn ít đồ lạnh, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên. Chỉ khi tốc độ trao đổi chất của cơ thể được tăng lên thì mới có thể đẩy hết ẩm, lạnh ra khỏi cơ thể, từ đó mới lấy lại vóc dáng thon gọn.
Một số nguyên nhân khác gây béo ở từng vùng cơ thể
1. Béo ở lưng
Nguyên nhân: Do di truyền
Các đường cuộn tích tụ ở sau lưng và xung quanh vùng cài áo ngực có thể gây khó chịu và rất khó để che giấu. Chất béo tích tụ tại đó đôi khi do di truyền.
2. Béo ở mông
Nguyên nhân: Do di truyền hoặc vì dáng người
Gen có thể khiến chất béo tích tụ ở mông nhiều hơn, nhưng đôi khi vóc dáng cơ thể cũng là nguyên nhân. Những người có dáng hình quả lê thường phải "gánh" nhiều chất béo nhất ở vòng ba.
3. Béo bụng
Nguyên nhân: Ăn các thực phẩm nhiều đường và chất béo nhưng không có giá trị dinh dưỡng.
Chất béo trong dạ dày là kết quả tích tụ của việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, nhất là đường và carbohydrate tinh chế. Một số chất béo bám sâu trong dạ dày, số khác bám gần bề mặt da. Nếu bạn véo phần da vùng bụng và thấy mỡ, thì đó là chất béo bề mặt và có thể triệt tiêu bằng cách phẫu thuật. Nhưng nếu bụng dường như nhô ra và sưng lên, bạn không thể sờ thấy mỡ, thì tập luyện giảm cân là lựa chọn khả thi nhất.
4. Béo đùi
Nguyên nhân: Do giới tính và quá trình lão hóa
Chất béo tích tụ ở đùi và vùng hông là một trong những phần khó triệt tiêu nhất. Di truyền và giới tính là hai thành phần gây nên phản ứng với chất béo. Điều này đặc biệt đúng với chất béo ở đùi, nhất là ở phía bên trong. Theo tuổi tác, lượng calo đốt cháy ngày càng ít đi. Thêm vào đó, chất béo lắng trong đùi dày hơn bình thường.
5. Béo ở cánh tay
Nguyên nhân: Do tăng cân
Chất béo tích lũy ở cánh tay do trọng lượng tổng thể tăng lên quá nhiều. Cánh tay thường là một trong những bộ phận cuối cùng tăng cân vì nó chứa ít chất béo. Các chất béo được lưu trữ ở đó khi không còn nơi nào để phân tán. Khi chất béo tích lũy ở tay, nó sẽ bị chảy xệ và nhão.