Tin vui cho những người mắc bệnh tiểu đường. Mới đây, đã có 1 cuộc kiểm tra nghiên cứu thử nghiệm việc sử dụng trà xanh có hiệu quả thiết thực trong việc giảm lượng đường huyết đáng kể trong máu.
- Một loại thực phẩm ‘rẻ rề’ có sẵn tại các chợ giúp giảm lượng đường trong máu, tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường
- 3 loại gia vị quen thuộc có nguy cơ gây nhồi máu não, ngày càng tăng cao do dùng nhiều
Báo cáo kết luận trà xanh làm giảm đáng kể lượng đường huyết lúc đói - tức là mức đường huyết của một người vào buổi sáng trước khi ăn hoặc uống nước. Kết quả ghi nhận "trà xanh làm giảm lượng đường huyết lúc đói” - ghi nhận tạp chí Dinh dưỡng và Trao đổi chất từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung ở Trung Quốc.
Xét nghiệm hemoglobin A1c (HbA1c) đo lượng đường trong máu (glucose) gắn với hemoglobin. Hemoglobin là một phần của tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể cho thấy uống trà xanh không ảnh hưởng nhiều đến giá trị insulin và HbA1c lúc đói. Đây là một xét nghiệm máu quan trọng đánh giá mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường của người bệnh.
Nghiên cứu kết luận thêm, sẽ thử nghiệm dài hạn đánh giá tác động của bổ sung trà xanh đối với việc kiểm soát đường huyết để có được những công bố tuyệt đối cho những công dụng từ thực phẩm này.
Những người mắc bệnh tiểu đường có 2 loại: loại 1 và loại 2. Cả hai đều dẫn đến mức glucose (đường) trong máu trở nên quá cao.
Một số tác hại có thể gây ra từ bệnh tiểu đường
- Tiểu đường có thể gây tổn thương thận, ảnh hưởng đến khả năng lọc các chất thải trong máu. Nồng độ cao protein trong nước tiểu (vi albumin niệu) có thể là một dấu hiệu cho thấy thận không hoạt động hiệu quả.
- Đường huyết cao cũng có thể làm cho dạ dày khó tống xuất hoàn toàn (liệt dạ dày). Hơn nữa, sự chậm trễ gây ra tình trạng tăng đường huyết. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của liệt dạ dày. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn, đầy hơi và ợ nóng.
- Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng hoặc loét bàn chân tiểu đường. Máu lưu thông kém và tổn thương thần kinh làm tăng nguy cơ phải tháo bỏ bàn chân hoặc cẳng chân. Nếu bị tiểu đường, cần phải chăm sóc tốt bàn chân và tái khám thường xuyên.
- Ngoài ra, tác hại của bệnh tiểu đường là làm tổn thương các dây thần kinh ngoại biên. Mạch máu bị sưng, rò rỉ trong mắt (bệnh võng mạc tiểu đường) có thể gây tổn hại đến thị lực và thậm chí dẫn đến mù lòa. Phụ nữ bị tiểu đường trong thai kỳ có thể sinh con ra có cân nặng cao hơn, khó sinh hơn. Cần theo dõi kĩ càng.
Cách phòng bệnh tiểu đường
Chi sẻ trên Vnexpress, BS.CKII Trần Đỗ Lan Phương cho biết, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày và thể dục thể thao hợp lý, kết hợp theo dõi tình trạng bệnh lý thường xuyên là những việc quan trọng nhất mặc dù ở thể bệnh nào.
Để không tiến triển nặng, bệnh nhân tiểu đường cần có kế hoạch theo dõi lượng carbohydrate, cũng như hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ, nên ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Cần lưu ý rằng, bệnh tiểu đường có thể thay đổi và tiến triển khác nhau ở từng thời gian. Do đó, bệnh cần được thăm khám định kỳ, đánh giá chính xác tình trạng hiện tại để có kế hoạch điều trị thích hợp và hiệu quả, theo chỉ định của bác sĩ.