Rửa bát là công việc đơn giản, việc làm mỗi ngày thế nhưng nếu rửa sai cách, rửa không cẩn thận cũng có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
- 6 sai lầm trong và sau bữa tối khiến bạn tăng cân vù vù
- Cô gái 22 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy gan, bác sĩ nói ngày càng có nhiều người giảm cân sai lầm như thế
1. Ngâm bát đĩa quá lâu trong bồn
Rất nhiều người, nhiều gia đình có thói quen ngâm bát đĩa trong bồn rửa bát sau khi ăn rồi vài tiếng sau mới rửa. Thậm chí còn nghĩ rằng ngâm bát đĩa trong nước có pha thêm chút nước rửa bát thì các vết bẩn mới sạch hết được.
Tuy nhiên nếu ngâm các loại bát đũa trong nước rửa bát càng lâu, nguy cơ hóa chất ngấm vào trong các đồ dùng này càng cao. Đặc biệt là đối với những dụng cụ làm bằng chất liệu dễ thấm như tre, gỗ. Một khi đã ngâm chúng vào hóa chất thì rất khó để làm sạch hoàn toàn.
2. Đổ trực tiếp nước rửa chén trực tiếp vào bát đĩa
Thói quen đổ trực tiếp nước rửa chén lên bát đĩa bẩn là thói quen của rất nhiều bà nội trợ. Tuy nhiên thói quen này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe và cũng không tiết kiệm.
Khi sử dụng quá nhiều, phần nước rửa chén này sẽ khó để rửa trôi. Nếu không được làm sạch cẩn thận, hóa chất còn sót lại trên bát đĩa sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng gây tiêu chảy, đau bụng, tổn thương đường ruột...
Cách làm đúng nhát là lấy khoảng nửa bát nước sau đó cho nước rửa chén vào khuấy đều rồi sử dụng mút/miếng rửa bát để rửa. Sau khi rửa bằng nước rửa chén, bát đĩa cần phải được tráng kỹ với nước sạch và dùng khăn khô lau qua rồi để ở nơi thoáng mát khô ráo.
3. Tráng bát đĩa qua loa
Việc tráng bát qua loa sẽ khiến nước rửa chén vẫn bám trên mặt bát đĩa. Dù không còn nhìn thấy bọt nhưng bạn không thể chắc chắn rằng liệu hóa chất độc hại có còn bám trên đồ dùng hay không.
Do đó, hãy tráng bát thật kỹ dưới vòi nước chảy hoặc từ 2-3 lần trong chậu nước sạch trước khi xếp chúng vào tủ bát.