Thời gian gần đây, tình trạng các bệnh viện tiếp nhận những bệnh nhân ngộ độc do rượu xảy đến rất nhiều.
- Làm gì để phòng sốt xuất huyết khi dịch bệnh đang gia tăng?
- Thói quen vô cùng xấu khiến nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng cao ở người trẻ
Chỉ trong vài ngày, số ca tử vong vì ngộ độc rượu cũng tăng lên, điều đó nhắc nhở mỗi người chúng ta cần cẩn trọng vì món đồ uống có hại nhiều hơn lợi này. Không nói đâu xa, những bệnh nhân sau khi uống rượu có pha lẫn thứ này đã khiến họ không qua khỏi.
Cụ thể, Tiền phong đưa tin vào ngày 8/8, bệnh viện Nhân Dân Gia Định TPHCM tiếp nhận 5 trường hợp bị ngộ độc methanol do uống rượu pha từ… cồn rửa tay. Các nạn nhân cấp cứu trong tình trạng nặng, có trường hợp phải hồi sức tích cực
Khai thác bệnh sử của các bác sĩ từ phía người bệnh ghi nhận, trước ngày nhập viện đã đi uống rượu với 4 người bạn. Nhóm đã dùng loại cồn rửa tay để pha chế thành rượu và sử dụng. Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân có nồng độ cồn methanol trong máu rất cao (242.25mg/dL).
Khi sử dụng rượu có chứa methanol liều cao đến như vậy, bệnh nhân đã phải lọc máu, điều trị nội khoa tích cực để đào thải độc tố cơ thể trong tình trạng nôn, ói nhiều, mệt. Các bệnh nhân đều gặp tình trạng báo động, tiên lượng nguy cơ tử vong với tình trạng ngộ độc rượu methanol. Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, nồng độ cồn sau đó giảm đáng kể.
Điều đáng nói, những người này cũng còn trong độ tuổi rất trẻ. Vào ngày 3/8 cũng có tận 8 trường hợp sinh viên tại Thành phố Thủ Đức uống rượu có pha chế từ cồn công nghiệp. Hai trong số 8 em sinh viên này đã tử vong, số còn lại vẫn đang nhập viện trong tình trạng cơ thể bị tổn thương, khó phục hồi. Tình trạng bệnh còn được chẩn đoán liên quan đến việc rối loạn chuyển hóa máu, tổn thương 2 bán cầu não.
Cũng theo Vnexpress, bệnh viện Bạch Mai từng ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc cồn sát trùng đến cấp cứu. Năm 2020, Bộ Y tế thu hồi một số nước sát khuẩn tay do chứa methanol vượt ngưỡng cho phép. Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) cũng từng cảnh báo về tác hại của các sản phẩm nước sát khuẩn tay có chứa cồn methanol, sau khi 16 người ngộ độc methanol khi uống phải nước sát khuẩn tay. Sau đó, cơ quan này đã ra quyết định thu hồi 87 sản phẩm sát khuẩn tay không đảm bảo tiêu chuẩn.
Methanol hay thường được gọi là cồn công nghiệp, có nhiều công dụng khác nhau: làm sơn, dung môi..., chất này rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được dùng làm rượu thực phẩm như Ethanol.
Ngộ độc rượu từ Ethanol thường nhẹ hơn. Tuy nhiên, nếu chẳng may uống phải ethanol, hậu quả cũng như ngộ độc rượu, có thể bị bỏng đường tiêu hóa. Đặc biệt, trên thị trường có thể có cồn sát trùng giả làm từ methanol - độc tính cao, gây hại cho người trực tiếp uống, sử dụng, dễ tấn công não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác, khi ngộ độc thường gây mù, thường mù vĩnh viễn, có thể gây chết người.
Chính vì vậy để tránh tình trạng ngộ độc Methanol thì không nên uống rượu bia không rõ nguồn gốc, khuyến cáo sử dụng các loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được cấp phép lưu hành để tránh bệnh tật.
Một số cách phân biệt rượu thật - giả (có pha cồn):
+ Quan sát bọt khí của rượu
Rượu thật: Khi lật ngược chai rượu, bọt khí của rượu thật sẽ rất mịn và đều, di chuyển chậm và lan ra, sau đó mới nổi lên trên. Rượu giả pha cồn: Bọt khí to, di chuyển nhanh theo chiều thẳng đứng, đáy chai rượu thường hay có cặn.
+ Phân biệt bằng cách cảm nhận bằng tay: Đổ một ít rượu ra lòng bàn tay, chà xát cho nóng lên và cảm nhận.
Rượu thật: Tỏa ra hương thơm khi vừa mở nắp chai, khi chà xát trên tay sẽ khó bay mùi, hơi dính vào lòng bàn tay. Rượu giả pha cồn: Không có mùi thơm đặc trưng của rượu, dễ bay hơi và nhanh chóng bay mùi.
+ Phân biệt bằng cách cho vào ngăn đá tủ lạnh
Cách này thì cần tốn thời gian mới kiểm tra được, bằng cách để chai rượu vào ngăn đá trong 1 ngày, sau đó lấy ra và quan sát.
Rượu thật: Rượu thật không bao giờ đông. Rượu sản xuất bằng phương pháp lên men vi sinh: Chai rượu sẽ đông một nửa. Rượu giả pha cồn: Đông đá 100%.