Việc sử dụng tỏi trong gia đình thông qua việc nấu nướng và điều trị bệnh đã trở thành một thói quen thường ngày. Tỏi có nhiều công dụng cho sức khỏe, nhưng nếu không sử dụng đúng cách lại dễ dàng gây bệnh.
- Căn bệnh khiến Hà Tăng ngày càng gầy, có nguy cơ biến chứng cao, nhiều người dễ mắc phải
- Một loại thực phẩm ‘rẻ rề’ có sẵn tại các chợ giúp giảm lượng đường trong máu, tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường
Những tác dụng hữu ích của tỏi
Tỏi được chỉ ra có hàng chục cách phòng và chữa bệnh thông thường. Tỏi chứa các hợp chất giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi trùng là alliin, khi tỏi được nghiền nát hoặc nhai, hợp chất này biến thành allicin chứa lưu huỳnh, tạo cho tỏi có mùi và vị đặc biệt, tạo ra đặc tính chữa bệnh của tỏi.
Việc sử dụng tỏi đã được ghi chép lại bởi nhiều nền văn minh lớn, bao gồm người Ai Cập, người Babylon, người Hy Lạp, người La Mã và Trung Quốc. Những lợi ích của tỏi được chỉ ra như: Tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật của một số loại tế bào bạch cầu trong cơ thể, tăng cường khả năng giải độc các kim loại nặng để chống lại các tổn thương cơ quan do nhiễm độc, tăng cường sức khỏe xương, ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng chống ung thư, giảm bệnh tiểu đường và phòng bệnh Alzheimer cũng như chứng sa sút trí tuệ hiệu quả.
Bạn nên loại bỏ 5 cách ăn tỏi gây hại này
Khi đang bị bệnh, thể trạng yếu
Bạn biết không, việc sử dụng tỏi đúng cách có lợi cho cơ thể, tuy nhiên, khi gặp phải một số tình trạng trong cơ thể, có thể cho thấy bạn dị ứng tỏi, không phù hợp với tỏi như: thường xuyên ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu hóa… bạn nên ngừng sử dụng tỏi đều đặn. Theo kinh nghiệm của y học cổ truyền xưa, người ăn tỏi nhiều sẽ làm tiêu tan khí huyết, khiến sinh đờm, loãng khí, hao máu, phát nhiệt. Do đó người có thể trạng yếu thì không nên ăn tỏi.
Trường hợp bạn đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,… thì bệnh nhân không nên ăn tỏi vì sẽ gây nên tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Không ăn tỏi khi đói bụng/ tiêu chảy
Một số tình trạng nên tránh sử dụng tỏi như khi bụng đang đói hay lúc bị tiểu chảy, ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Ngoài ra, thành niêm mạc ruột bị viêm cục bộ, sưng đỏ, xuất huyết, tăng cường sự thẩm thấu, một số lượng lớn các mô trong cơ thể và các protein, kali, natri, canxi, clo, chất điện giải trong đường ruột sẽ trở thành phân lỏng trôi vào ruột.
Nếu bạn tiếp tục ăn tỏi, chất allicin có trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn. Đồng thời, có thể gây kích ứng ruột, gây phù nề và thúc đẩy sự rò rỉ, khiến cho bệnh tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.
Không nên ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt
Trong tỏi có một số tính chất nóng, cay không thích hợp khi bạn đang mắc các bệnh về mắt, điều trị mắt. Thậm chí, theo Đông y, ăn tỏi nhiều lâu ngày sẽ gây tổn thương khí huyết, tổn thương mắt và não. Do đó, người có bệnh về mắt không nên ăn tỏi, đặc biệt là những người bệnh có sức khoẻ yếu, khí huyết suy nhược càng cần phải chú ý, tránh tình trạng mắt ngày càng trở nên nặng hơn.
Không ăn tỏi nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về gan, huyết áp thấp
Một số loại bệnh được chỉ ra không nên sử dụng tỏi như: huyết áp thấp, gan. Nguyên nhân do tỏi có tính nóng, vị cay, bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) người mắc các bệnh về gan khi ăn tỏi sẽ gây kích thích mạnh, tình trạng nóng gan sẽ nặng hơn, lâu dài dẫn đến tổn thương cho cơ quan này. Tỏi khiến giảm huyết áp mạnh, những người mắc bệnh này cần kiêng kỵ việc sử dụng quá nhiều.
Cách sử dụng tỏi đúng cách
Có rất nhiều cách sử dụng tỏi giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể, đồng thời phòng ngừa bệnh nguy hiểm. Bạn có thể sử dụng tỏi theo cách sau:
- Ngâm tỏi với gừng nâng cao sức đề kháng. Bạn có thể sử dụng tỏi 100g, gừng tươi 100g, dấm 500ml. Hai nguyên liệu này rửa sạch rồi thái nhỏ và cho vào lọ thủy tinh ngâm dấm, đậy kín nắp. Sau 20- 30 ngày, bạn sử dụng. Mỗi ngày uống 10 ml sau bữa ăn.
- Rắc tỏi băm nhỏ lên các món ăn, các món thịt hay rau củ quả nướng, xào ở một lượng thích hợp. Tốt nhất nên dùng ở dạng tự nhiên để giải phóng alliin giúp chống lại nhiễm trùng.
- Ăn súp tỏi: Một cách để dễ bổ sung gia vị tỏi như việc sử dụng các món nước dùng, súp. Chỉ cần cho tỏi chế biến cùng, thêm các loại nguyên liệu, thức ăn mang lại hiệu quả tốt.
- Nấu tỏi trong dầu ô liu, chế biến tỏi ở nhiệt độ thấp để không phá hủy các hợp chất hoạt tính của tỏi.
- Ăn tỏi sống: Tỏi sống phát huy nhiều tác dụng. Để dễ ăn hơn, hãy nghiền tỏi trộn với một thìa mật ong hoặc dầu ô liu hoặc bổ sung tỏi hàng ngày bằng cách uống dịch chiết xuất tỏi ở dạng lỏng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm khả năng mắc bệnh và tăng tốc độ phục hồi bệnh, tăng cường sức đề kháng khi dùng hàng ngày.
- Nên đập dập hoặc cắt lát tỏi trước khi ăn, để yên tỏi trong 10 phút trước khi nấu.