Không phải cứ là gạo thì sẽ tốt. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có một loại gạo có thể gây ung thư cho người ăn, đó là gạo bị mốc.
- 6 điều cơ bản duy trì sức khỏe trong tình hình dịch bệnh
- Thực hiện 2 động tác đơn giản để tránh xa những nguy hiểm chết người do cục máu đông gây ra
Gạo là lương thực quen thuộc của người dân các nước Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam. Gạo có độ mềm, dẻo, ngọt, giàu tinh bột... do đó so với các loại thực phẩm khác, chúng giúp cơ thể khỏe khoắn, giàu năng lượng và no lâu hơn.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có một loại gạo có thể gây ung thư cho người ăn đó là gạo bị mốc.
Gạo mốc - loại gạo có khả năng gây ung thư cao nhất
Không phải loại gạo nào chuyển sang màu vàng cũng là gạo mốc. Theo ông Wang Silu, một thanh tra thực phẩm cấp cao của Trung Quốc cho biết: Trong nhiều trường hợp, gạo chuyển màu vàng là do già cỗi, dẫn đến suy giảm giá trị dinh dưỡng.
Tuy nhiên khi gạo từ trắng chuyển sang vàng, một thời gian sau có màu xanh lá cây thì chứng tỏ đã chứa nấm mốc, cần cảnh giác với việc gạo đã nhiếm nấm Aspergillus flavus - loại nấm sản sinh ra độc tố aflatoxin có khả năng gây bệnh ung thư gan.
Aflatoxin được WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1 - là nhóm đầy đủ bằng chứng để khẳng định có gây ung thư cho con người. Khi quan sát bằng mắt thường, nấm aspergillus thường có màu xanh lá cây, aspergillus sản sinh aflatoxin không mùi, không vị, không màu.
Nhiều người thấy gạo mốc thường cho rằng chỉ cần vo sạch, nấu chín là sẽ có thể loại bỏ hết độc tố. Xong theo WHO, nhiệt độ để có thể tiêu diệt aflatoxin là 280 độ C, chính vì thế phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chất độc này.
WHO đánh giá aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh và có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan và thận. Chúng gây ra bệnh ung thư gan, khả năng aflatoxin gây ung thư gan được tăng lên đáng kể nếu bạn là người đang nhiễm virus viêm gan B (HBV).
Theo WHO, aflatoxin thường xuất hiện ở các cây lương thực chính như gạo, ngô, lạc, ngũ cốc... Cây lương thực có thể bị ô nhiễm cả trước và sau khi thu hoạch. Ô nhiễm trước thu hoạch với aflatoxin chủ yếu là ở ngô, đậu phộng... Ô nhiễm sau thu hoạch có thể được tìm thấy trong một loạt các loại cây trồng khác như cà phê, gạo...
Gạo khi được lưu trữ không đúng cách trong các điều kiện kém cũng góp phần khiến nấm mốc phát triển (ví dụ nơi ẩm thấp, ấm nóng).
WHO khuyến cáo cách tiêu thụ ngũ cốc để tránh nhiễm aflatoxin
Các loại thực phẩm nhiễm nấm mốc như gạo mốc, ngô mốc, lạc mốc... có khả năng chứa aflatoxin và gây hại cho sức khỏe khi tiêu thụ. Đáng nói, các nấm mốc không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm.
Để giảm tiếp xúc với aflatoxin, WHO khuyến cáo người tiêu dùng nên:
1. Cẩn thận kiểm tra ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt trước khi dùng. Kiên quyết vứt bỏ tất cả các thực phẩm bị mốc, đổi màu hoặc teo nhỏ.
2. Khi đi mua hàng nên lựa chọn các loại ngũ cốc và các loại hạt càng tươi càng tốt. Được trồng càng gần nhà càng tốt và không được vận chuyển trong một thời gian dài.
3. Chỉ mua các sản phẩm ngũ cốc chế biến sẵn ở những thương hiệu uy tín bởi aflatoxin không hoàn toàn bị tiêu diệt bởi quá trình chế biến hoặc rang.
4. Khi mua gạo, ngô, khoai, lạc về nhà với số lượng lớn, các gia đình cần bảo quản chúng đúng cách. Tránh để nơi quá ẩm thấp, không để quá lâu trong nhà...